quí phái (dân quí tộc chính hiệu mà!) còn chàng Jean Paul thì "hơi bị" xí trai, mà
lại còn lùn, chỉ mới ngang bờ vai nàng! Thế nhưng đây là một lứa đôi tuyệt vời ở
chỗ họ có mối đồng cảm trí tuệ sâu sắc cùng giúp nhau trong sự nghiệp, cùng
tranh đấu cho những lý tưởng chung, quí mến nhau suốt đời (mặc dầu mỗi người
đều giữ quyền tự do… lai rai vài mối tình vụn khi nào muốn…). Cuộc kết hợp
giữa họ được gắn bó bởi lập trường chung chống ước lệ xã hội (anticonformisme)
cố tình mang tính gây hấn và bởi sự nổi loạn chống lại gốc gác của mình. Giáo sư
triết ở Marseille, ở Rouen, rồi ở Paris (cho đến năm 1943), mặc dầu sống rất
phóng túng, Simone de Beauvoir không tìm thấy trong việc hành nghề giáo
những điều kiện thuận lợi cho một cuộc giải phóng toàn diện; và nhất là từ lâu bà
đã khao khát khẳng định trọn vẹn nhân cách mình qua sáng tạo văn chương và
triết học.
Sự nghiệp nhà văn của bà bắt đầu năm 1943 với quyển Người nữ khách
(L’Invitée) một tiểu thuyết làm mới lại đề tài muôn thuở về lòng ghen tuông: chịu
đựng hiện hữu của Tha nhân như một thứ xì-căng-đan bất khả giản lược
(L’Existence de L’Autre comme un irréductible scandale), Françoise sẽ giết
Xavìere "Người nữ khách" mà nàng không còn chịu đựng nổi sự can dự vào giữa
nàng và Pierre, cũng như sự hiện diện phê phán (la présence critique) dường như
đang huỷ diệt tính độc lập tinh thần của nàng. Rồi đến Máu của kẻ khác (Le sang
des Autres, 1944) và Mọi người đều mang thân phận tử vong (Tous les hommes
sont mortels, 1947) ngụ ngôn nhằm biểu lộ tính hư ảo của mọi khát vọng bất tử.
Những chủ đề này không thiếu hứng vị nhưng đôi khi được trình bày dưới một
hình thức hơi có tính giáo huấn thái quá. Năm 1954 giải Goncourt trao cho quyển
Bọn quan lại (Mandarins) lôi cuốn sự chú ý của công chúng độc giả đối với tác
phẩm của bà.
Song song đó Simone de Beauvoir xử lý những chủ đề hiện sinh (des thèmes
existentialistes) qua kịch bản như Những cái miệng vô ích (Les Bouches inutiles)
và trong những khảo luận triết học như Pyrrhus và Cineas, 1944; Vì một đạo đức
học lưỡng nghĩa (Pour une morale de l’ambignité, 1947). Bà dành một công trình
nghiên cứu đồ sộ Giới tính thứ nhì (Le Deuxìeme Sexe, 1949) cho thân phận đàn
bà (Lacondition de la femme): theo ý bà không hề có "người nữ muôn thuở"
(L’éternel féminin) ngoài "bản tính con người" (Lanature humaine); những nét
phân biệt trong tâm lý người phụ nữ là do sự lệ thuộc lâu dài vào những chuẩn