học. Là nhà nhân văn tranh đấu nhưng không muốn thuộc về bè đảng nào, Camus
cả đời tranh đấu chống lại mọi hình thức áp bức, bất công chống lại cuộc đàn áp ở
Hung-ga-rie (1956), chống lại án tử hình, kêu gọi đình chiến ở Algérie… Cái chết
của ông minh hoạ một cách bi thảm cho triết học phi lý của ông: chính trong thời
kỳ sung sức và đang ở tuyệt đỉnh vinh quang ông lại ngã xuống, vào ngày 4 tháng
giêng năm 1960 trong một tai nạn xe cộ ngớ ngẩn.
Trực quan nền tảng của Camus là trực quan về cuộc xung đột bi thảm giữa chủ
nghĩa anh hùng của những người thiện chí, cuộc đấu tranh của loài người vì công
lý và những giá trị nhân bản với dòng đời hoàn toàn vô nghĩa, hững hờ với lý
tưởng của con người. Sự đau khổ của trẻ thơ vô tội, đối với Camus là hình ảnh
khốc liệt nhất của cái ác cơ bản. Triết lý của ông vừa minh hoạ cuộc đấu tranh
hào hiệp của những con người ưu tú và thất bại không thể tránh, sức mạnh vạn
năng của cái ác, phối hợp chủ đề hiện sinh về tự do và thuyết nhị nguyên triệt để
(Le dualisme radical) của những nhà huyền học Khả tri luận (gnostiques). Đối với
Camus, cái ác cơ bản của vũ trụ, thay vì biện minh cho thái độ chối bỏ trách
nhiệm, đúng hơn phải kích thích nỗ lực của con người phản kháng, với sự sáng
suốt, cố gắng giảm thiểu những bất công và đau khổ. Đó là ý nghĩa công thức của
Camus: "Bi quan về định mệnh con người; song tôi lại lạc quan về con người"
(Pessimiste quant à la destinée humaine, je suis optimiste quant à l’homme).
Nhưng Camus không hề che giấu những thất bại trong sự nghiệp của con người.
Khi sự phản kháng hào hiệp trở thành cách mạng có tổ chức, tính hiệu quả đạt
được của nó sẽ song hành với sự bất thuần khiết nguy hiểm, độc tài tàn bạo;
chúng tự thoái hoá biến chất khi phụng sự cho cái Ac mà chúng tưởng rằng mình
đang giảm trừ. Nói thế phải chăng rằng ý thức tốt đẹp của con người trung thực
chiến đấu chống lại cái Ác, ở cách xa những đảng phái chính tri và những tiến
trình lịch sử lập lờ nước đôi (ambigueŠs), thì hoàn toàn thuần khiết? Thực tế là
con người trung chính (le juste) cũng thường mang ảo tưởng về mình và nhìn
thấy thói vị kỷ và cái ác trong lòng những đức hạnh của mình. Triết học của
Camus-thường được gọi là triết học phi lý (la philosophie de l’absurde) - nếu
không triệt để bi quan, ít ra cũng như một thứ chủ nghĩa nhân bản bi tráng (un
humanisme tragique) - Đó là một đức lý của lòng hào hiệp không hy vọng.
Phi lý và huyền thoại Sisyphe (L’Absurde et le mythe de Sisyphe)