TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1897

cả. Đây là cái giá phải trả cho những đam mê của trái đất. Chúng ta không được
biết gì về Sisyphe trong thế giới âm ty. Các thần thoại được tạo ra do trí tưởng
tượng truyền sức sống cho chúng. Về thần thoại này, người ta chỉ thấy toàn bộ nỗ
lực của một thân xác căng lên để nâng tảng đá khổng lồ, lăn nó và đẩy nó lên
đường dốc hàng trăm ngàn lần; người ta nhìn được khuôn mặt nhăn nheo, má
dính chặt vào tảng đá, bờ vai ôm lấy cái khối phủ đất cát, chân lèn vào nó, khởi
đầu với hai cánh tay vươn rộng ra, sự an toàn của con người hoàn toàn có hai
cánh tay đầy bụi đất. Chính ở nơi kết thúc nỗ lực lâu dài của ông, được đo lường
bằng khoảng không gian không có bầu trời và thời gian không có chiều sâu, mục
đích được đạt tới. Vậy, Sisyphe đứng theo dõi tảng đá lăn xuống thế giới thấp hơn
trong chốc lát rồi từ đó ông sẽ phải đẩy nó lên đỉnh trở lại. Ông ta đi ngược xuống
đồng bằng.

Trong lúc quay trở lại đó, sự tạm nghỉ đó, Sisyphe làm tôi quan tâm. Một gương
mặt lao động cần cù quá gần với các tảng đá, đã thành một tảng đá rồi. Tôi nhìn
thấy người đàn ông đó đang đi xuống bằng bước chân nặng nề và đều đặn hướng
tới sự đau khổ mà ông không bao giờ biết được nó kết thúc khi nào. Cái giờ nghỉ
xả hơi trong lúc đi trở xuống cũng chắc chắn như đau khổ của ông, đó là giờ ý
thức. Nơi từng khoảnh khắc ấy, khi ông rời khỏi độ cao và từ từ chìm vào nơi
giam cầm của các thần, ông vượt trội hơn số mệnh của ông. Ông mạnh mẽ hơn
tảng đá của ông.

Nếu thần thoại này là bi kịch, đó là vị anh hùng của nó có ý thức. Thực vậy, sự
đau đớn của ông nằm đâu khi mà mỗi bước chân là một niềm hy vọng nâng đỡ
ông? Người công nhân ngày nay làm cùng một công việc mỗi ngày trong cuộc
sống, và số mệnh này cũng không kém vô lý. Nhưng nó chỉ là bi kịch khi nó có ý
thức ở các khoảnh khắc hiếm hoi. Sisyphe, con người vô sản của các thần, không
quyền lực và hay chống đối, hiểu biết toàn bộ hoàn cảnh khốn khổ của mình: đó
là điều ông nghĩ trong suốt lúc đi xuống. Tính minh mẫn làm cho ông đau đớn
cũng đồng thời đội cho ông triều thiên chiến thắng. Không có một định mệnh nào
mà không thể bị khắc phục bởi sự khinh miệt (Il n’est pas de destin qui ne se
surmonte par le mépris). Sisyphe quay trở xuống tảng đá của mình, và đau khổ
bắt đầu. Khi các hình ảnh của trái đất bám quá chặt vào ký ức, khi yêu cầu hạnh
phúc trở nên quá thúc giục, sẽ xảy ra việc sầu muộn trỗi dậy trong tâm hồn con
người: đây là chiến thắng của tảng đá, đây chính là tảng đá. Nỗi sầu khổ mênh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.