thuần lý, lại qui định chúng ta một cách không thể nghi ngờ. Hẳn rồi, sự phê phán
lãng mạn Aufklašrung không thể có giá trị như một điển hình do sự kiện là truyền
thống tự ấn định theo cách không thể bàn cãi khiến cho cả nghi ngờ lẫn phê phán
đều không bao giờ đạt đến sự tài bồi của quá khứ. Ở đây đúng hơn vấn đề là một
sự phản tư phê phán đặc biệt, lần đầu tiên, quay về với chân lý của truyền thống
nhằm toan tính đổi mới nó và người ta có thể gọi là chủ nghĩa truyền thống (2).
Tuy nhiên tôi thấy hình như là sự đối chọi giữa truyền thống với lý tính không
tuyệt đối đến như thế. Sự phục hưng có ý thức những truyền thống hay sự sáng
tạo có ý thức những truyền thống mới đều đáng ngờ bao nhiêu thì các thành kiến
càng nhiều bấy nhiêu, và trong cái nền tảng trung thành với Aufklašrung, niềm
tin lãng mạn vào những truyền thống đã lập thành càng buộc mọi lí tính phải câm
miệng. Trong thực tế truyền thống không những là một yếu tố của tự do và của
chính lịch sử. Truyền thống, ngay cả truyền thống đích thực và khả kính nhất
không chỉ được hoàn thành một cách tự nhiên do sức mạnh kiên trì của cái gì hiện
hữu: nhưng nó đòi hỏi được khẳng định, lãnh hôi và duy trì. Cốt yếu nó là sự bảo
tồn. Trong tư cách đó, người ta gặp lại nó đang tác nghiệp trong mọi biến đổi lịch
sử. Nhưng sự bảo tồn là một hành vi của lý tính, một trong số những hành vi diễn
ra mà không được nhận thấy, đúng vậy. Đó là lý do tại sao sự cách tân, dự án có
lý luận được coi là phương cách duy nhất để hành động, để vận trù của lý tính,
nhưng đo chỉ là vẻ biểu kiến mà thôi. Ngay cả khi đời sống rơi vào những đảo lộn
ghê hồn, chẳng hạn trong thời kỳ cách mạng, người ta vẫn thấy, dưới cái gọi là
thay đổi tất cả, một phần quá khứ vẫn được duy trì, nó hợp với cái mới để có
được một hiệu lực mới. Dẫu sao thì sự bảo tồn cũng chẳng hề kém là một hành vi
tự do so với đảo lộn và cách tân. Đó là lý do tại sao sự phê phán truyền thống bởi
Aufklašrung và sự phục hồi phẩm giá cho truyền thống bởi trào lưu lãng mạn, cả
cái này và cái kia, đều nằm bên trong hiện thể lịch sử đích thực.
H.G.GADAMER, Chân lý và phương pháp,
Những tuyến lớn của tường chú học triết lý, tr.120-121.
1. Aufklašrung là trào lưu khai sáng ở Đức
2. Tradi tionalisme, ở đây hoàn toàn không có nghĩa xấu.