xuống đường làm cách mạng? Sự phẫn nộ đạo đức là động cơ duy nhất nhờ đó
chúng ta tiến từ nhận xét khái niệm đến hiệu quả thực tiễn, và từ cảnh tượng ý
niệm về bất bình đẳng đến sự khước từ nổi loạn đối với những nghịch cảnh cuộc
đời chọc giận lương tâm!
Nói tóm lại, bổn phận đạo đức mặc hàm hai nhiệm vụ thoạt nhìn có vẻ mâu
thuẫn, tuy nhiên lại bổ túc nhau: nhiệm vụ đầu tiên là sự đối kháng sắc cạnh, một
quyết định dứt khoát (1); cả trong nguy cấp cực kỳ sự dấn thân không để cho
chúng ta chọn lựa nào khác hơn là cái ly tiếp đề đơn giản (l’alternative simpliste)
về thiện hay ác, sống chết, tất cả hoặc không có gì cả (tout_ou_rien), ừ hay không
(oui ou non). Sự lựa chọn choáng váng này giữa hai mâu thuẫn loại trừ mọi
chuyển biến quá độ hay trung gian như lựa chọn thẩm mỹ. Nhiệm vụ thứ nhì, rất
tinh tế về tâm lý, hệ tại chỗ tố cáo những ẩn ý vi tế, nấp đằng sau một cử chỉ cao
thượng, lôi ra những động cơ không thú nhận thập thò dưới cái mặt nạ, liệt kê
những tính toán ti tiện mà cái nhăn mặt nọ phủ che … Một nhiệm vụ vô tận, cùng
dàn trải theo sự kế tục của những chuỗi ngày! Nhiệm vụ đó đòi hỏi sự thức tỉnh
không mệt mỏi, nhưng chỉ có nó tôn vinh tính cách không thể uỷ nhiệm của
khoảnh khắc thuần tuý (l’instant pur) và đồng thời sự nghiêm túc của quãng giữa
(le sérieux de l’intervalle); cùng lúc cả hai! Nó xiển dương ánh lờ mờ mong manh
của tia lửa, cùng lúc nó thâm cứu độ dày thăm thẳm của đêm trường.
Vladimir JANKÉLÉVITCH, Béatrice Berlowitz, Nơi nào đấy trong dang dở, tr.
94 -95
1. Hành động "cắt đứt cái nút thắt Gordien" như hành động của Alexandre Đại
Đế, không thể giản quy trong tự do của nó vào kiến thức đơn thuần của những
điều kiện. Điều này không loại trừ kiến thức về trường đức lý, nhưng kiến thức
này có tính phê phán, một phân tích sáng suốt mọi mưu thuật xảo quyệt của ý chí
xấu ưa lý sự.
SIMONDON
(1924 - 1989)
Gilbert Simondon sinh ở Saint_Étienne trong một gia đình gốc ở Haute_Loire, đã
dạy triết ở trường trung học Tours rồi tâm lý học và triết học ở các đại học