TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1927

không có ý nghĩa trong biệt ngữ này. Chẳng hạn những hợp đồng và những thoả
thuận giữa các đối tác kinh tế không ngăn cản, trái lại chúng giả định rằng người
làm công hay đại diện của anh ta đã phải và sẽ phải nói về công việc của mình
như thể công việc này là sự nhượng độ tạm thời (une cession temporaire) một
món hàng hoá (3) mà anh ta là người sở hữu. Sự trừu tượng hoá này, như Marx
nói, được đòi hỏi bởi biệt ngữ trong đó sự phân tranh được dàn xếp (theo pháp lý
kinh tế và xã hội "tư sản"). Không cầu cứu đến cái đó, người làm công sẽ không
tồn tại trong môi trường mà biệt ngữ này quy chiếu đến, anh ta sẽ là một nô lệ.
Còn khi sử dụng nó, anh ta trở thành nguyên cáo. Có phải vì thế mà anh ta hết là
nạn nhân?

13. Anh ta vẫn còn là nạn nhân cùng lúc anh ta trở thành nguyên cáo. Anh ta có
những phương tiện để xác định rằng mình là nạn nhân hay không? Không. Vậy
làm thế nào bạn biết rằng anh ta là nạn nhân? Toà án nào có thẩm quyền phán xét
điều đó. Quả thực, sự phân tranh khác với chuyện tranh tụng, kiện cáo ở toà án.
Pháp lý kinh tế và xã hội có thể dàn xếp việc kiện cáo giữa các đối tác kinh tế và
xã hội; nhưng đâu có thể dàn xếp sự phân tranh giữa lực lượng lao động và tư
bản. Bằng câu nói nào thật hợp thức và nhờ vào thủ tục tố tụng nào mà anh công
nhân có thể viện lý lẽ cho quan toà thấy rằng cái mà anh đem lại chuyển nhượng
cho ông chủ để đổi lấy đồng lương, tính ra là bao nhiêu giờ mỗi tuần, không phải
là một thứ hàng hoá? Anh ta được coi là người sở hữu một cái gì đó. Anh ta nằm
vào trường hợp một bị cáo có bổn phận thiết lập một phi-hiện thể (un non-étant)
(4) hay ít ra là một phi-thuộc từ (un non-attribut). Phản bác anh ta là chuyện quá
dễ. Mọi sự diễn ra như thể chuyện anh ta là gì có thể được diễn tả trong một thứ
biệt ngữ khác với loại biệt ngữ của pháp lý kinh tế và xã hội. Trong loại biệt ngữ
sau, anh ta chỉ có thể diễn tả cái gì anh ta có, và, nếu anh ta chẳng có gì, cái gì
anh ta không có thì sẽ hoặc là không được diễn tả hoặc là sẽ được diễn tả nhưng
theo cách có thể bác bỏ, như là anh ta có cái đó. Nếu người làm công nại ra yếu
tính của mình (sức lao động) anh ta không thể được toàn án này nghe khiếu kiện
và xét xử, vì nó không đủ thẩm quyền. Sự phân tranh được đánh dấu bằng tính
bất khả chứng minh. Người nào đưa ra lời khiếu nại thì được nghe, nhưng kẻ là
nạn nhân, và có lẽ cũng là một người, lại buộc phải im lặng […].

22. Sự phân tranh là trạng thái không ổn định và là khoảnh khắc của ngôn ngữ ở
đó một cái gì nó phải có thể được đặt thành những câu (phrases (5) song còn chưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.