có thể được như thế. Trạng thái này bao hàm cả sự im lặng nó là một câu phủ
định, nhưng nó cũng kêu gọi từ đó đến những câu khả hữu trên nguyên tắc. Cái
mà người ta thường gọi là tình cảm ra dấu tình trạng này. "Người ta không tìm
được lời để diễn tả" v.v… Phải tìm kiếm thật nhiều mới bắt gặp những quy tắc
mới về việc lập ra và nối kết những câu có khả năng diễn tả sự phân tranh mà tình
cảm phản bội nếu người ta không muốn rằng sự phân tranh này ngay tức thờibị
bóp nghẹt thành một vụ tranh tụng, kiện cáo và rằng lời cảnh báo do tình cảm đưa
ra, là vô ích. Đó là món tiền cược (l’enjeu) của một văn học, của một triết học, có
lẽ của một thứ chính trị, khi bảo chứng những phân tranh bằng cách tìm cho
chúng những biệt ngữ.*
23. Trong sự phân tranh, có cái gì đó đòi hỏi phải được đặt thành những câu và
chịu đau khổ vì cái lỗi không thể được là thế ngay tức khắc. Lúc đó, những ai
tưởng rằng dùng ngôn ngữ như một công cụ truyền thông sẽ học hỏi (và biết
được) bởi cái cảm thức đau lòng nó tuỳ tùng sự yên lặng (và cảm thức khoái trá
nó đi theo việc phát minh ra một biệt ngữ mới), rằng họ được kêu gọi bởi ngôn
ngữ và điều đó không phải để giúp họ tăng cường lượng thông tin khả truyền
trong những biệt ngữ hiện có, mà là để nhận ra rằng những gì cần được đặt thành
câu vượt qua những gì mà hiện nay họ có thể đặt thành câu, và họ phải cho phép
việc tạo thành những biệt ngữ hiện nay còn chưa có mặt.
Jean Franscois LYOTARD, Sự phân tranh, tr 24 - 25 & 29 -30.
1. Từ chỉ thủ tục đưa ra sáng kiến truyền thông, đặc biệt được nêu lên bởi
JaKobson.
2. Ngôn ngữ thuộc riêng về một người đối thoại, không được người khác chia sẻ.
3. Qui chiếu đến việc phân tích của Marx về việc người vô sản bán sức lao động
cho nhà tư bản.
4. Ngoại trừ tự đặt mình vào tình huống nguỵ biện, vô thể không thể là đối tượng
của một diễn từ tích cực.
5. Lyotard dùng từ "phrase" trong sự qui chiếu về từ Satz (mệnh đề) của
Wittgenstein để chỉ đơn vị ngữ học vừa hoàn bị và tuy thế vẫn mở, nghĩa là vẫn