TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 211

những điều khác, giống như một dòng nước chảy tới một nơi xa bằng một lòng
sông."

Glaucon.- "Hẳn là thế."

Socrate.- "Vậy khi các ước muốn nơi bất kỳ ai tuôn chảy hướng tới việc học tập
và mỗi đối tượng như thế, mối quan tâm của họ sẽ chắc chắn là với niềm vui của
linh hồn trong phạm vi chính nó, và họ bỏ mặc các khoái lạc xác thịt, nếu người
đó là người yêu sự thông thái thực sự chứ không phải là người giả vờ. "

Glaucon.- "Đó là điều hoàn toàn cần thiết."

Socrate.- "Lại nữa, một con người như thế sẽ là người tiết độ và nơi một con
người yêu tiền nhưng lại không khôn ngoan, thì việc tha thiết tìm kiếm các điều
mà vì chúng, của cải có mức độ tiêu dùng lớn được nghiêm chỉnh tìm kiếm, thuộc
về bất kỳ ai, ngoại trừ anh ta."

Glaucon.- "Đúng là thế."

Socrate.- " Có một điều gì đó nhiều hơn điều mà bạn phải hỏi nếu bạn có ý muốn
phân biệt bản tính của triết gia với người giả vờ."

Glaucon.- "Đó là điều gì vậy?"

Socrate.- "Có phải nó có một chút tính hèn hạ không? Đừng coi nhẹ điều đó; vì
tính nhỏ nhen là điều trái ngược nhất. Tôi chấp nhận nó, đối với một linh hồn
luôn luôn mong mỏi đạt tới sau cái gì là tổng thể và trọn vẹn, cả về mặt con người
lẫn thần thánh."

Glaucon.- "Rất đúng."

Socrate.- "Vậy nếu một tinh thần có vẻ uy nghi, và một cái nhìn vượt mọi thời
gian và mọi sự tồn tại, thì liệu bạn có tin rằng một con người như thế sẽ nghĩ cuộc
sống con người là điều vĩ đại không?"

Glaucon.- "Không thể xảy ra chuyện đó."

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.