TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 236

đồng nhất theo yếu tính (essentiellement identique) (3), nhưng bởi vì nó sẽ là đối
với những vật này trong tương quan của cái gì ở tiềm thể đối với cái gì ở hiển
thể?

Lại nữa đó cũng không phải là một hậu quả tất yếu rằng kẻ nào đang giảng dạy
thì đồng thời cũng đang học hỏi; và ngay cả khi giả thiết rằng hành động và thụ
động hoà lẫn nhau, tuy vậy cũng không giống như những vật, mà định nghĩa cốt
yếu thì hoàn toàn tương đồng, hoà lẫn nhau, thí dụ như quần áo và y phục, mà chỉ
là như con đường từ Thèbes đến Athènes và con đường từ Athènes đến Thèbes
(a) là một, như tôi vừa nói trên đây. Nhưng ngay cả khi chấp nhận rằng việc giảng
dạy cho người khác cũng giống như việc học hành của bản thân, điều đó cũng
vẫn không có nghĩa là học tập lẫn lộn với giảng dạy, cũng như khoảng cách vẫn
luôn là một và giống nhau giữa hai điểm cách nhau, song người ta không thể nói
rằng đi từ chỗ này đến chỗ kia và từ chỗ kia đến chỗ này cũng là một việc như
nhau.

Để tóm tắt trong vài lời, chúng ta nói rằng, chính xác ra, thì cả việc giảng dạy và
việc học, hành động và thụ động đều không phải là cùng một việc; cái tương
đồng duy nhất ở đây, là chuyển động, mà những đặc tính sai thù này quy về (b);
bởi vì hiển thể của vật nào đó tác động lên vật nào đó, với hiển thể của vật nào đó
chịu tác động của vật nào đó, đấy là những ý tưởng, về phương diện thuần lý,
khác biệt nhau.

ARISTOTE, Vật lý.

1. Mâu thuẫn biểu kiến (contradiction apparente)

2. Giải pháp cho vướng mắc trong khái niệm.

3. Một không có nghĩa là tương đồng hay cũng là cái ấy.

a. Đường đi không phải là một với lối về, nhưng vấn đề là một con đường mà lại
không phải cũng là con đường ấy. Đối chiếu với Héraclite:

"Con đường đi lên và đi xuống

Một và cũng thế."

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.