TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 255

hữu thể, chứ không phải là của Hữu thể tuỳ nhiên (l’Être par acácident). Đó là lý
do tại sao chúng ta cũng phải nghiên cứu những nguyên nhân đầu tiên của Hữu
thể như là hữu thể.

ARISTOTE, Siêu hình học

1. Các khoa học toán học chỉ nghiên cứu những đặc tính cốt yếu trong tư cách
chúng thuộc về các con số và các đại lượng.

2. Vật đó chính là hữu thể như là hữu thể.

3. Những triết gia đầu tiên ở thành Milet như Thalès, Anaximandre,
Anaximène…

Những vấn đề đạo đức và chính trị

Trong toàn bộ những bản văn được bảo lưu của Aristote, phần những bản văn
dành cho đạo đức học và chính trị học rất đáng kể; hai quyển khảo luận về những
vấn đề đạo đức: Đạo đức học cho Eudème và Đạo đức học cho Nicomaque;
những đề tài liên quan đến chính trị được trình bày trong khảo luận Chính trị gồm
tám quyển.

Sự phản tư về những điều kiện của hành động con người (về praxis) trở nên, với
Aristote một khoa tự trị trong toàn bộ kiến thức triết lý; theo nghĩa này, Aristote
có thể được coi như là người sáng lập ra đạo đức học (những trường phái về sau,
chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa Épicure sẽ theo gương ông, duy trì tính đặc thù
của việc phản tư về đạo đức nơi con người).

Đối với chính trị, Aristote, sau các biện giả, là người khai trương một truyền
thống, truyền thống triết lý chính trị, như là cách tiếp cận triết lý về các vấn đề
chính trị: triết gia phản tư về những sự kiện chính trị; ông phân tích những hình
thái hiến chế và ông tìm cách tách rời giữa những hình thái bình thường với
những hình thái lệch lạc. Từ chính chỗ đó mà Aristote đặt ra những tiền đề của
ngành học mà bây giờ chúng ta gọi là khoa học chính trị, nhưng không vì thế mà
để mất dấu trật tự của những giá trị đạo đức và những quy phạm công quyền.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.