TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 256

Như vậy đối tượng của chính trị học sẽ là làm sáng tỏ bản chất cứu cánh của đô
thị - hiểu như một cộng đồng chính trị.

Hai trật nghiên cứu, về đạo đức và về chính trị, duy trì những liên hệ khắng khít;
điều đó, cốt yếu vì hai lý do: việc hành trì những đức hạnh cá nhân hiếm khi lại
không liên quan tới một khung cảnh chính trị, và tác nhân đạo đức được lồng vào
trong toàn cảnh chính trị; nhưng cũng vì chính trị hiểu như khoa học xác định sự
Chí Thiện của cộng đồng chính trị, trong tương quan với lãnh vực của đạo đức, là
một khoa có tính kiến trúc (une discipline architectonique), nó chỉ huy dự án và
việc nghiên cứu (thật vậy, điều Thiện mà cộng đồng chính trị nhắm đến thì có ưu
thế hơn so với những điều thiện mà cá nhân theo đuổi).

Cuối cùng, xin nói thêm rằng nhiều đoạn trong các khảo luận về Tu Từ pháp và
về Thi pháp cũng có những phân tích đạo đức hay những suy tư về chính trị.

CHÍNH TRỊ

Quyển Chính trị tập hợp nhiều khảo luận hơi rời rạc: những tập đầu hướng về
việc định nghĩa Polis (la Cité: Đô thị/ Nhà nước) như một tổ chức tự nhiên, bởi vì
con người từ bản chất - do được phú cho logos (ngôn ngữ) - nên là một Politikon,
một con vật chính trị, cũng như hướng về tổ chức bên trong của đô thị/ nhà nước
(những hạng người và những chức năng cũng như những tương quan quyền lực
đặc thù tương ứng). Tiếp theo là việc phân tích những hình thái hiến chế khác
nhau (đúng đắn hay sai lệch) cũng như phương tiện để đạt đến một hiến chế ưu
việt. Nhưng quyển Chính trị cũng đề cập những vấn đề đặc thù hơn như vấn đề
nô lệ, vấn đề giáo dục hay vấn đề quản lý các nguồn tài nguyên vật lực.

Con người, con vật chính trị (L’homme, animal politique)

Đô thị/ Nhà nước (tiếng Hy Lạp Polis; tiếng Pháp La Cité) có sau làng mạc, trước
làng mạc là các gia đình; việc phân tích của Aristote tiến triển theo ba giai đoạn
kế tiếp nhau này - Nhưng sợi chỉ dẫn đường cho phép ta hiểu tiến trình từ giai
đoạn này đến giai đoạn kia được rút ra từ việc quan sát thiên nhiên, mà Aristote
nhắc nhở lại ở đây "thiên nhiên chẳng hề làm cái gì vô ích"; như vậy vấn đề chính
là đưa ra ánh sáng ý hướng của thiên nhiên: triết gia làm việc đó, nhất là bằng
cách tìm hiểu lý do tại sao con người lại được phú cho ngôn ngữ (logos); nhờ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.