thụ tạo (la nature incrée) đã tạo dựng nên vũ trụ. Sự bắt đầu hiện hữu đã không
bao giờ có thể thích hợp với mọi thiên nhiên như thế. Cũng như thiên nhiên là
vĩnh cửu, thì cũng thế nó sẽ không bao giờ có thể tự huỷ diệt vĩnh viễn trong
tương lại; không phải vì nó rút ra từ chính mình nguyên lý của sự tự diệt, cũng
chẳng phải nó tìm thấy bên ngoài nó một sức mạnh có khả năng hoàn tất điều đó.
ARIUS DIDYME, do Eusèbe ghi lại.
1. Eusèbe viết đơn giản: cái logos chung, nghĩa là lửa của Héraclite đồng thời là
lý trí phổ quát.
2. Chu kỳ được đánh dấu bởi sự quay lại của các hành tinh trở về vị trí ban đầu.
Lý thuyết về năm lớn (théorie de la grande année) là chung cho các nhà thiên văn
và triết gia Hy Lạp.
Cảm giác là một dấu vết trên tâm hồn
Vấn đề cảm giác được nêu ra bằng những từ ngữ của khoa tâm lý học vật lý.
Khoa học này cố gắng tìm hiểu bằng cách nào toàn bộ tâm hồn chịu ảnh hưởng
sự hiện diện của một ngoại vật. Ngoại vật in lên chất khí của linh hồn một dấu vết
(tupôsis = empreinte) còn lưu lại ở đó và tạo dáng cho nó. Như vậy những dấu vết
được đưa vào bộ nhớ và khoa học thoát thai từ đó, là những cách thế hiện hữu của
linh hồn (des manières d’être de l’âme), mà linh hồn đó, trở thành thông thái và
hiền minh, sau đó có thể ngoại thân hoá (extérioriser) và diễn tả nhờ vào phần
phát âm đến lượt nó lại in những dấu vết mang ý nghĩa lên luồng hơi thoát ra từ
ngực, qua cửa miệng (Diogène Lašrce, Cuộc đời các triết gia).
SEXTUS EMPIRICUS (Y sỹ và triết gia hoài nghi, thế kỷ thứ hai)
Các triết gia này cho rằng biểu tượng toàn diện (la représentation compréhensive)
là tiêu chuẩn của một chân lý. Chúng ta sẽ biết đây là cái gì một khi trước đó
chúng ta đã tìm hiểu biểu tượng (1), theo họ, là gì và đâu là những loại biểu tượng
khác nhau.
Biểu tượng theo họ là một dấu vết được tạo ra trong tâm hồn (2). Về chuyện này,
hễ gặp mặt nhau là quý vị triết gia này lại tranh cãi nhau kịch liệt, chẳng ai chịu