nhường ai, bởi vì trong khi Cléanthe hiểu dấu vết như là được tạo ra bởi những
vết lồi và vết lõm, giống như dấu ấn ghi lên sáp bởi những chiếc nhẫn để làm
thành dấu niêm phong (cachét), thì Chrysippe cho chuyện đó là phi lý. Trước tiên,
ông ta nói, khi trí năng biểu thị trong một khoảnh khắc duy nhất một đối vật hình
tam giác và một đối vật hình tứ giác, thì cùng thể đó (3) sẽ bắt buộc phải được tạo
dáng theo những hình dạng khác nhau trong cùng lúc và đồng thời trở thành vừa
là tam giác, vừa là tứ giác, hay cả là vòng tròn nữa, điều này là phi lý; và hơn nữa
khi nhiều biểu tượng đến với chúng ta cùng lúc, linh hồn sẽ mang vô số cấu hình,
một hậu quả càng tệ hại hơn. Do vậy, ông ngờ rằng hạn từ "dấu vết" được Zénon
hiểu theo nghĩa biến dạng (altération) khiến cho câu định nghĩa trở lại như thế
này: biểu tượng là một sự biến dạng của linh hồn; thực vậy không phải là phi lý
khi có nhiều biểu tượng cùng hiện diện trong chúng ta cùng một lúc, thì thể đó
chịu nhiều biến dạng; cũng giống như không khí nhận được, khi nhiều người
cùng lúc lên tiếng nói, vô số xung lực khác nhau trong cùng một lúc và chịu
nhiều biến dạng liền nhau (4), cũng vậy khi khả năng chủ đạo bị làm mồi cho
những hình tượng đa tạp, nó sẽ cảm thấy một điều gì tương tự như thế.
SEXTUS EMPIRICUS, Chống lại các nhà luận lý.
1. Phantasia: cái gì được tưởng tượng ra.
2. Trong khi ấn tượng đối với chúng ta là một hạn từ hoán dụ, thì dấu vết chỉ một
thực tại vật chất và vật lý.
3. Chất thể của linh hồn.
4. Kiểu giải thích vật lý học về âm thanh như là không khí mang những dấu vết
tạo ý nghĩa (des empreintes signifiantes)
Lô gích học hay nhận thức luận.
(La logique ou théorie de la connaissance)
Tiêu chuẩn của biểu tượng toàn diện
Linh hồn chịu tác động bởi sự hiện diện của đối vật bên ngoài, ngay lập tức nó
tưởng tượng nguyên nhân của tác động này (pathos hay ấn tượng). Nếu sự tưởng