catalepsis; rồi với bàn tay trái, ông đưa lại gần, siết chặt nắm tay phải và nói:
"Đây là khoa học, mà không ai có được, ngoại trừ bậc hiền nhân".
CICÉRON, Premiers académiques.
1. Về biểu tượng, sự thấu hiểu toàn diện và sự tán đồng, xem bản văn tiếp theo.
Biểu tượng thấu hiểu hoàn toàn
Bản văn sau đây phản ánh cuộc tranh luận giữa các triết gia khắc kỷ và các triết
gia phái Académie, vào thời của Diogène de Babylone và của Carnéade. Người ta
thấy rằng việc tri giác đối vật được hiểu rộng rãi hơn và có nghĩa là việc thấu hiểu
sự kiện hay phát biểu.
SEXTUS EMPIRICUS (Y sỹ và triết gia hoài nghi, thế kỷ thứ hai)
Trong số những biểu tượng thực sự , có cái là toàn diện, có cái không - Không
toàn diện là những biểu tượng được nhận bởi những con người đang làm mồi cho
bệnh tật; thật vậy nhiều người mắc chứng cuồng tưởng hay sầu muộn ngẩn ngơ,
họ nhận được biểu tượng, mặc dầu có thật, nhưng không toàn diện, đến từ bên
ngoài và ngẫu nhiên, khiến cho thường khi những người này chẳng bao giờ nói
chắc được điều gì trong câu chuyện của họ và không dành cho nó sự tán đồng.
Một biểu tượng toàn diện được tạo ra bởi một vật đang tồn tại và đã ghi dấu vết
trong chủ thể tri thức một cách phù hợp với vật đang tồn tại đó, theo một cách
khiến cho nó không thể rút ra nguồn gốc của mình từ một vật không tồn tại. Bởi
vì cũng như họ phán đoán rằng biểu tượng này là sự thể hiện hoàn toàn những sự
vật có thật và được tái tạo với nghệ thuật (1) tất cả những nét đặc thù của chúng,
họ nói rằng nó có được những thuộc tính từ các vật này.
Đầu tiên trong những thuộc tính này là rút ra nguồn gốc của nó vừa từ một vật
đang tồn tại thực sự chứ không phải từ những điều hoang tưởng.
Thuộc tính thứ nhì hệ tại ở chỗ rút ra nguồn gốc của nó vừa từ một vật đang tồn
tại và phù hợp với chính vật đó; thật thế, có những biểu tượng mặc dầu có nguồn
gốc từ một vật đang tồn tại, lại không giống với vật đó, như chúng ta vừa chứng
tỏ trong trường hợp chứng cuồng điên của Oreste (2).