tương tự, hoặc bằng cách tỷ giáo thuần lý (la comparaison rationnelle), chính qua
cách tác vụ thứ tư này mà ý niệm về điều thiện được tạo ra. Thực vậy, chính khi
khởi đi từ những sự vật thuận theo tự nhiên, tâm hồn được nâng cao lên bằng
phép tỷ giáo thuần lý, chính lúc đó nó đạt đến ý niệm về điều thiện. Còn chính
điều thiện, do đặc tính riêng của nó mà nó tự khải lộ cho chúng ta và nhận từ
chúng ta tên gọi điều thiện. Cũng giống như mật, mặc dầu vị ngọt của nó cao hơn
hẳn mọi thứ khác, do chính mùi vị đặc chủng của nó và không phải do so sánh
với những vật khác, đã đủ để khải lộ vị ngọt của nó,cũng thế điều thiện mà chúng
ta quan tâm phải được coi như là vật mà giá trị rõ ràng là cao hơn mọi vật khác,
nhưng giá trị đó có tính đặc chủng (générique) chứ không phải là tương đối.
CICÉRON, Về những cứu cánh.
a. Sextus Empiricus trong quyển Chống lại các nhà hình học, dựng lên biểu đồ
sau đây để giải thích cái tạo ra thành những ý niệm.
Đạo đức
Sự phản tư về các vấn đề đạo đức là phần chủ đạo trong hệ thống khắc kỷ. Đạo
đức học là lòng vàng của quả trứng triết lý và ngay cả là con gà con.
Cuộc phiêu lưu đức lý của con người là một cuộc trường hành dẫn dắt đến minh
trí, nghĩa là tự do và hạnh phúc, chừng nào mà bậc hiền nhân - khuôn mặt tương
ứng với lý tưởng chí thiện - từng hiện diện trên đời này.
Thoạt kỳ thuỷ, con người cũng giống như bao loài vật khác, bị thôi thúc bởi bản
năng, đầu tiên là bản năng sinh tồn. Người ta có thể nói rằng cách hành xử theo
bản năng là một nhiệm vụ tự nhiên. Nhưng nhà đạo đức khắc kỷ muốn rằng con
người sống như thế, phù hợp với thiên nhiên vượt qua giai đoạn bắt chước, thiếu
vắng giá trị đạo đức thật sự, hầu như vô cảm, để sống theo lý trí. Lúc đó hành
động của người ấy, không còn chỉ là phù hợp (convenable) mà trở thành một hành
động trung chính (action droite) thật sự, hành động tự do và được mong muốn bởi
một lý trí cộng tác vào, trong khi hoà hợp với lý trí phổ quát.