TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 295

cho những hữu thể có lý trí và người ta nói rất hay rằng đối với những hữu thể
này, thuận theo tự nhiên có nghĩa là sống theo lý trí (5); lý trí giống như một nghệ
nhân tài khéo biết vận dụng và uốn nắn khuynh hướng theo ý mình.

DIOGÈNE LAŠRCE, Sách đã dẫn

1. Ý thức (la conscience) theo từ nguyên Hy Lạp là Syneidesis.

2. Đó là oikeiôsis.

3. Luận đề của phái Cyrenạque, được phái Épicure lập lại.

4. Ảnh hưởng của Aristote: khoái lạc là một cứu cánh phụ thêm vào (đạo đức học
cho Nicomaque, quyển XIV)

5. Công thức sẽ thường được lấy lại dưới hình thức "Sống phù hợp với lý trí."

Những điều tốt, những điều xấu và những điều trung tính

Sự phân biệt giữa điều tốt, điều xấu và điều trung tính ngược về đến Zénon de
Cittium, người coi chúng là những hữu thể bản thể (des êtres substantiels). Những
người kế tục ông, trong khi vẫn duy trì sự phân biệt sơ khởi này, làm mềm bớt sự
phân loại cứng nhắc bằng cách trao cho những điều trung tính một giá trị nào đấy,
mặc dầu thuộc về trật tự phi đức lý. Những điều trung tính không hữu ích nơi
chính chúng và có thể được sử dụng theo hướng tốt hay xấu.

DIOGÈNE LAŠRCE

Sự vật thì có cái tốt, có cái xấu và có những cái khác không tốt mà cũng chẳng
xấu.

Những điều tốt là những đức hạnh như thận trọng, công chính, can đảm, tiết độ
và những đức tính khác; những điều xấu là những tính trái ngược lại như khinh
suất, bất công, hèn nhát v.V… còn không tốt không xấu là những điều không hẳn
có lợi cũng không hẳn có hại, như sức khoẻ, lạc thú, sắc đẹp, sức mạnh, giàu
sang, danh vọng, quý tộc, cũng như những điều ngược lại như bệnh tật, cái chết,
khổ nhục, xấu xí, yếu ớt, nghèo khó, không ai biết đến, gia đình bần hàn v.v…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.