TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 35

trong hài hoà. Đó là cách tiếp cận đầu tiên của điều sẽ là biện chứng pháp đối với
các nhà tư tưởng sau này.

Đồng thời con người phải biến mình thành Logos và ngọn lửa thiêng kia mà y đã
được nhận phần chia như một tâm hồn bất tử. Phục tùng Logos là sống theo lý trí,
sống thuận mệnh và thuận theo tự nhiên, như những triết gia Khắc kỉ chủ trương,
như là kiểu mẫu của một lối hành xử đạo đức nó kết hợp chúng ta với nhịp thái
hoà của vũ trụ.

Thuyết biến dịch phổ quát

Héraclite thường đối nghịch với người đưông thời của ông, Parménide, người cho
rằng Nhất thể phải bất động, để có thể khả niệm. Vì thế truyền thống sưu tập cổ
văn nhấn mạnh thuyết biến dịch của Héraclite.

PLATON (Triết gia Hy Lạp, cuối thế kỷ thứ năm trước C.N., người thành lập
trường Académie)

Héraclite nói rằng vạn vật trôi chảy và không có gì đứng yên; và so sánh mọi vật
đang tồn tại với dòng nước luân lưu mãi không ngừng của một con sông, ông nói
rằng người ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông.

Platon, Cratyle

SIMPLICIUS

Héraclite cũng nghĩ rằng vào một lúc nào đó thế giới sẽ bùng cháy, và vào một
lúc nào khác, thế giới lại tự tái tạo từ ngọn lửa kia, theo một số chu kỳ thời gian,
trong đó nó cháy lên có điều độ và tắt đi điều độ. Về sau, các triết gia Khắc kỉ
cũng chia sẻ luận điểm đó (luận điểm về sự bùng cháy phổ quát).

SIMPLICIUS

Bình luận về quyển Khảo luận bầu trời.

Lý tính, mâu thuẫn và hoà hợp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.