TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 36

Chiến tranh, xung đột và thù hận song hành, giữa lòng Logos, với hoà điệu, từ
yếu tính vốn là hoà điệu giữa các đối thể (l’ harmonie des contraires).

ARISTOTE GIẢ HIỆU (1)

Có lẽ thiên nhiên thích những cái đối nghịch và biết cách rút ra từ đó sự hoà điệu
trong khi nó không hứng thú với những cái tương tự; có lẽ cũng giống như con
đực lân la ve vãn con cái, trong khi những con cùng giới tính không làm như thế.
Và thiên nhiên đi đến sự hoà hợp đầu tiên chỉ qua phương tiện những đối thể chứ
không qua những cái tương tự. Vậy mà, hình như là, nghệ thuật trong khi bắt
chước thiên nhiên, cũng làm như thế (2). Bởi vì hội hoạ, trong khi pha trộn các
màu trắng, đen, vàng, đỏ, tạo ra những hình tượng phù hợp với nguyên mẫu. Âm
nhạc, bằng cách phối hợp những âm trầm, bổng, dài, ngắn khác nhau, tạo nên một
hoà âm duy nhất từ những âm khác. Chữ viết, khi điều tiết sự pha trộn những
nguyên âm và phụ âm, kiến tạo nên nghệ thuật của mình từ đó. Đó cũng là ý nghĩ
những lời sau đây của Con người Huyền bí Héraclite:

Bùng cháy lên ngọn lửa

Toàn thể và phi-toàn thể

Hài hoà và bất hoà

Thuận âm và nghịch âm

Và Nhất thể từ Vạn hữu

Và Vạn hữu từ Nhất thể

ARISTOTE GIẢ HIỆU, Về thế giới

Chú thích:

(1) Tác giả này (Pseudo - Aristote) mà trong thời gian dài người ta lầm với
Aristote, cũng biết đến nguồn cảm hứng Khắc kỉ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.