Ngoài ra, nó không ở hiển thể cũng không ở tiềm thể, theo nghĩa mà điều đó là
thành phần của yếu tính của ngựa, nó là gì thì nó là như thế độc nhất chỉ vì sự
kiện nó chỉ là tính ngựa. Chỉ nhất tính là một đặc tính mà khi nó thêm vào cho
tính ngựa, làm một với tính ngựa. Ngoài đặc tính này, tính ngựa còn có nhiều đặc
tính khác xảy đến với tư cách tùy thể. Trong tầm mức này, do sự kiện là trong
định nghĩa về tính ngựa nhiều sự vật hoà hợp hay gặp gỡ nhau, tính ngựa là
chung và trong tầm mức mà người ta xem xét nó với những đặc tính và những tùy
thể xác định gắn liền với nó, nó là đơn nhất; nhưng, xét ở chính nó, tính ngựa chỉ
là tính ngựa.
Như vậy, nếu có ai yêu cầu chúng ta trả lời về tính ngựa trong khuôn khổ được
quy định bởi nguyên lý mâu thuẫn (2), nói cách khác, nếu người ấy hỏi chúng ta
rằng nếu tính ngựa, trong tư cách nó là tính ngựa, là A hay không A, chúng ta chỉ
có thể đưa ra một câu trả lời phủ định, dầu bất kỳ vật được chỉ (bởi A) là gì.
Nghĩa là: không phải một phủ định hướng về cái gì nó là, mà là một phủ định
hướng về cái gì được nói về nó.Nói cách khác, không nên trả lời rằng "tính ngựa
như là tính ngựa không phải là A", mà phải trả lời rằng "không phải với tư cách là
tính ngựa mà tính ngựa là A, vả chăng cũng chẳng phải là cái gì khác"…
Như vậy, nếu chủ từ của câu hỏi được đặt ra chính là tính người với tư cách là
tính người được coi như cái gì một và nếu người ta đặt ra cho chúng ta câu hỏi
này bằng cách dùng những hạn từ của mâu thuẫn, nói cách khác "Tính người là
một hay nhiều?", thì sẽ không cần phải trả lời bằng vế này hay vế kia. Thực vậy,
tính người như là tính người là cái gì khác với mỗi một trong hai vế kia - bởi vì
trong định nghĩa của nó chỉ tính người đi vào mà thôi. Bây giờ nếu đặc tính của
nó là đơn hay phức, đặc tính gắn liền với nó như một hậu quả của cái gì nó là, đặc
tính này hẳn sẽ định tính nó, tuy nhiên, chính nó sẽ không là , với tư cách là tính
người, cái gì được định tính. Như vậy với tư cách nó là tính người, nó sẽ không là
đơn hay phức: cái đó (nhất thể và phức thể), là cái gì khác nó và là cái gì phụ tùy
vào nó từ bên ngoài. Nếu chúng ta xem xét tính người với tư cách nó chỉ là tính
người, thì không cần nhắm cùng lúc với nó cái gì đến với nó từ bên ngoài.
Chúng ta phải biết phân biệt rõ hai hành vi thượng đích (actes de visée). Thượng
đích thứ nhất hướng về tính người như là tính người, thượng đích thứ nhì hướng
về những hậu quả của nó (3). Trong thượng đích thứ nhất, nó không là gì khác