TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 389

Bởi lẽ có một cái gì trong trí khôn là một chuyện, nhưng hiểu rằng cái đó thực sự
tồn tại lại là chuyện khác.

Ví dụ, khi một hoạ sỹ hình dung trước tác phẩm ông sẽ thực hiện, ông đã có [bức
tranh] trong đầu, nhưng chưa nghĩ rằng nó thực sự tồn tại vì ông chưa thực hiện
nó. Tuy nhiên, khi ông thực sự vẽ nó, thì ông vừa có nó trong đầu và vừa hiểu
rằng nó tồn tại bởi vì giờ đây ông đã làm ra nó.

Do đó cả người khờ dại cũng buộc phải đồng ý rằng "cái - mà - người - ta - không
- thể - nghĩ - được - một - cái - gì - lớn - hơn" thì tồn tại trong trí khôn, bởi vì họ
hiểu khi họ nghe điều này, và cái gì hiểu được thì có trong trí khôn.

Và chắc chắn "cái - mà - người - ta - không - thể - nghĩ - được - một - cái - gì -
lớn - hơn" không thể chỉ có trong trí khôn mà thôi. Bởi vì thậm chí nếu nó chỉ tồn
tại trong trí khôn mà thôi, nó có thể được nghĩ là cũng tồn tại trong thực tế nữa
(3) vì tồn tại cả trong thực tế thì lớn hơn.

Vì vậy, nếu "cái - mà - người - ta - không - thể - nghĩ - được - một - cái - gì - lớn -
hơn" chỉ tồn tại trong trí khôn mà thôi, thì cùng một "cái - mà - người - ta - không
- thể - nghĩ - được - một - cái - gì - lớn - hơn" cũng đồng thời là "cái - mà - người
- ta - có -thể - nghĩ - được - một - cái - gì - lớn - hơn"(4). Điều này hiển nhiên
không thể được.

Do đó, tuyệt đối chắc chắn là "cái - mà - người - ta - không - thể - nghĩ - được -
một - cái - gì - lớn - hơn" thì tồn tại cả trong trí khôn lẫn trong thực tế.

ANSELME DE CANTORBÉRY, Proslogion

1. Tiếng Latinh "natura" nghĩa là bản tính hay thực thể (entité).

2. "Intellectu" có nghĩa vừa là trí thông minh vừa là tư tưởng.

3. "In re": ở bên ngoài tinh thần.

4. Hậu quả phi lý đầu tiên: có cái gì ở bên trên cả Thiên Chúa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.