TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 397

Al-Ghazalỵ

(1058 - 1111)

Nguyên quán ở Tubaran, dạy ở Bagdad, sau đó người ta gặp ông ở Hamadan rồi ở
Ts (từ năm 1099) tại đó ông biên tu phần chính yếu trong văn nghiệp của mình,
rồi mất ngày 19 tháng 12 năm 1111. Kẻ mà người Latinh gọi là Algazel, đã có
một số mệnh học thuật thật lạ lùng, bởi vì ở Tây phương ông được coi như môn
đệ tâm truyền của Avicenne, trong khi thật ra ông là đối thủ quyết liệt của vị này.
Là nhà thần họ lớn (bộ Bốn mươi tập luận văn khiến ông được tôn là "Chứng lý
sống của đạo Hồi" và tước vị "viênh diệu tôn giáo"), nhà lập pháp xuất sắc, ông
đã biện soạn một khảo luận chống triết học được chia làm hai phần, phần đầu để
trình bày, gọi là: Những ý định của các triết gia, phần sau để phản bác, gọi là:
Tính thiếu nhất quán của các triết gia. Vì những lý do còn chưa biết được, chỉ
phần đầu được dịch sang tiếng Latinh vào khoảng năm 1145.

Chính trong tình trạng bị cắt xén như thế mà tác phẩm của ông, nghịch lý thay,
khi đến phương Tây, lại được cho tòng quân dưới ngọn cờ của chính môn học mà
ông đã từng muốn chống lại nó để bảo vệ cộng đồng Hồi giáo.

NHỮNG Ý ĐỊNH CỦA CÁC TRIẾT GIA (Les Intentions des Philosophes)

Tính toàn năng của Đấng Tối Cao.

Làm thế nào để hoà giải giữa tính toàn năng với tính bất biến của Đấng Tối Cao?
Làm thế nào để giải thích rằng Đấng Tối Cao có quyền năng làm điều ngược lại
với điều Ngài đang làm trong chính thời gian ngài đang làm điều đó? Làm thế
nào để giải thích rằng Đấng Tối Cao luôn luôn làm điều tốt nhất - nếu Ngài có
khả năng tuyệt đối để làm mọi sự - kể cả, chẳng hạn, huỷ diệt những gì Ngài đã
tạo ra?

Quyền năng và tính bất biến của Đấng Tối Cao

Ở đây Ghazali cho ta câu trả lời của một số triết gia: Đấng Tối Cao là toàn năng
theo nghĩa Ngài có thể đã làm điều ngược lại với những gì Ngài đã làm nếu Ngài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.