TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 404

đặc tính mà người phát minh ra danh từ đã quan niệm sự tương tự chung (khi ông
ta gọi những con người bằng danh từ "con người").

Bởi đó, chúng tôi nghĩ rằng đã chỉ ra đâu là ý nghĩa chính xác của những phổ
quát thể, nghĩa là những thực thể đơn lẻ trong tư cách chúng được gọi cùng một
danh từ theo chức năng của một nguyên nhân chung làm nền tảng cho sự gán
thuộc từ này (3).

PIERRE ABÉLARD, Logica Ingredientibus.

1. Sự vật con người tất yếu là một con người cá thể.

2. Nghĩa là: những bản thể đệ nhất hay cá nhân và những bản thể đệ nhị: giống,
loài, những khác biệt.

3. Trạng thái người là nền tảng cho tính khả thích dụng (la Prédicabilité) của từ
"con người".

ĐẠO ĐỨC HỌC HAY HÃY TỰ BIẾT MÌNH

(Éthique ou Connais_toi toi_même).

Đạo đức học: ý hướng và hành vi

Trong tất cả những học thuyết của Abélard, độc đáo nhất là nền đạo đức học ý
hướng (la morale de l’intention) mà ông khai triển vào năm 1125, trong quyển
Đạo đức học (mà cái tựa đề gốc Hãy tự biết mình, đối với một người đưông thời
của ông, Guillaume de Saint-Thierry, thì dường như cũng "quái dị" - monstrueux
- chẳng kém gì chính bản thân tác giả). Luận đề tổng thể thì đơn giản thôi: "chính
thiện ý làm nên tính đạo đức của một hành vi, chứ không phải kết quả; tội lỗi nằm
trong sự thuận tình với hành vi, còn chính hành vi chẳng thêm gì vào đấy".

Khoái lạc tình dục phải chăng là tội lỗi? (Le plaisir sexuel est_il un péché?)

Nền đức lý về sự thuận tình hay từ khước nội tâm do Abélard đề xướng, xét cho
kỹ, rất là nghiêm khắc. Nó đã bị coi như quá buông lỏng, phóng túng, chẳng qua
là do một sự hiểu lầm cơ bản. phương diện phê phán của nó không vì thế mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.