thiếu tính ấn tượng, như những dòng sau đây dành cho trạng thái khoái lạc tình
dục chứng tỏ, ở đó Abélard vận dụng tất cả nguồn tài nguyên của lối lập luận biện
chứng.
Có một số người tỏ ra bức xúc khi nghe chúng tôi nói rằng chính hành vi phạm
tội không thêm gì vào sự có tội của người phạm tội, cũng như việc kết tội ngưới
đó bởi Công lý thiêng liêng (1). Họ phản bác rằng hành vi phạm tội luôn luôn đi
kèm một hình thức nào đó của khoái lạc nó gia trọng tội lỗi, như trường hợp đối
với hành vi nhục cảm hay đối với lỗi của kẻ ham ăn đang ngốn ngấu những trái
ngon mà hắn ta đã trộm được. Nhưng sự phản bác này chỉ có giá trị nếu khoái lạc
xác thịt tự thân nó là một tội lỗi, đến nỗi rằng người ta không thể hưởng thụ nó
mà không phạm tội, vì chính chuyện đó. Vậy mà nếu người ta có thể dàn xếp
chuyện này, hậu quả sẽ đơn giản: phải quyết liệt ngăn cấm khoái lạc thân xác (và
ban sắc lệnh) rằng người ta phạm tội khi đê mê thưởng thức những lạc thú của
xác thịt, trong khi mà họ được cho phép (bởi Luật lệ Cơ đốc giáo) hưởng những
lạc thú này. Ngoài ra, cũng phải lên án bất kỳ kẻ nào cảm thấy lạc thú khi thưởng
thức hưông vị những quả ngon mà anh ta đã thu hoạch trong chính khu vườn của
mình. Lại nữa, ngay cả những người bệnh cũng có tội - tôi muốn nói đến những
người mà, để mau hồi phục sức khoẻ sau cơn bệnh, dùng những món ăn ngon hơn
-, bởi vì người ta không thể ăn một món ngon mà không cảm thấy lạc thú ăn
uống, và nếu trường hợp là thế thì hậu quả sẽ ở đâu? Cuối cùng, chính Đức Chúa,
người đã tạo ra những thực phẩm ngon lành và những thân xác ngon xơi, phải bị
quy trách nhiệm là đã làm cho một số thực phẩm ngoon ăn đến thế khiến ai lỡ
nếm mùi sẽ - dầu không muốn chút nào - biến thành những kẻ tội lỗi! (Và rồi vì
"ăn quen nhịn không quen" nên sẽ còn phạm tội dài dài?)
Nhưng tại sao Chúa lại đã tạo ra những thực phẩm cho chúng ta dùng và tại sao
Ngài đã cho phép chúng ta dùng những thực phẩm đó nếu như chúng ta không thể
làm điều đó mà không phạm tội? Làm thế nào mà người ta có thể cho rằng chúng
ta phạm tội khi chúng ta chẳng làm điều gì bị minh nhiên cấm đóan? Chẳng phải
hiển nhiên đấy sao khi một vài chuyện ngày xưa bị cấm bởi Luật lệ tôn giáo,
nhưng ngày nay không còn bị coi là tội lỗi nữa vì sắc lệnh cấm đã được dỡ bỏ?
Lấy ví dụ về việc dùng thịt lợn, hãy xem xét phần lớn những cấm đoán đè nặng
lên những người theo đạo Do Thái nhưng không còn đè nặng lên chúng ta nữa:
khi chúng ta thấy những người Do Thái cải đạo sang Cơ đốc giáo, tự do dùng