2. Cùng học thuyết đó áp dụng cho tình dục. "Luật (tôn giáo) không cấm chúng ta
ước muốn, bởi tự thân ước muốn là không tránh khỏi."
3. Hậu quả của tính nhị nguyên đối đãi (dualisme) giữa hồn và xác: tinh thần
không bị vấy bẩn bởi vết bẩn của hành vi.
Những bản dịch thời Trung cổ các tác phẩm của Platon và Aristote.
Lịch sử tư tưởng triết học thời Trung cổ không thể tách rời với lịch sử các suối
nguồn triết lý của thời Thượng cổ và Thượng cổ muộn. Việc đồng hoá tư tưởng
triết học Hy Lạp được thực hiện trên một thời gian dài, theo nhiều kênh khác
nhau với những mục tiêu và công cụ đa dạng cần được xem xét theo đúng tư cách
đó. Ở mức độ đầu tiên, lịch sử triết học Trung cổ là lịch sử những văn tập triết
học (des corpus philosophiques): lịch sử những kiến giải được thành lập trong
một lịch sử những truyền thống văn bản.
Văn tập của Platon
Danh sách những bản dịch ra tiếng Latinh sự nghiệp trước tác của Platon quả là
cực ngắn. Tư liệu đích thực duy nhất được khai thác suốt thời Trung cổ là đối
thoại Timée, được dịch và giảng luận vào thế kỷ thứ tư của CN, bởi một giáo sỹ
Cơ đốc theo tân thuyết Platon là Calcidius. Hai khả năng tiếp cận khác đối với
Timée là bản dịch của Cicéron và nhiều trích dẫn điểm xuyết cho bài bình luận về
quyển Giấc mộng của Scipion được soạn vào thế kỷ thứ năm bởi Macrobe.
Những bản dịch các tác phẩm Ménon và Phédon bởi học giả Ý Henricus
Aristipus, ra đời vào khoảng 1155 trong không khí trao đổi và tương nhập văn
hóa đặc trưng của vương quốc Sicile, đã không có một ảnh hưởng đáng kể cho
lắm. Bản dịch Latinh bài giảng luận của Proclus về đối thoại Parménide, là một
nguồn đích thực từ Platon, có lẽ được biên tu bởi Guillaume de Moerbeke ở
Corinthe trong những năm 1280, chỉ được sử dụng bởi Berthold de Moosburg
(khoảng năm 1350) và Nico las de Cues (khoảng 1460).
Văn tập của Aristote