những thực phẩm mà Luật của Mọse cấm họ, chúng ta biết rõ rằng họ không
phạm lỗi nào. Như vậy chúng ta có thể khẳng định, không tranh cãi, rằng hiện
nay Thiên Chúa cho phép họ điều mà trước kia họ bị cấm. Nhưng nếu đúng là
việc bỏ lệnh cấm cho phép dùng mà không phạm tội cái gì xưa kia bị cấm… ai sẽ
dám bảo rằng người ta phạm tội khi người ta bằng lòng làm cái gì (mà ngay từ
ngày đầu của cuộc sáng thế) Thiên Chúa đã cho phép chúng ta làm?
Nhưng người ta lại vặn vẹo tôi rằng việc giao hợp vợ chồng và việc ăn uống
những thức ngon vật lạ là được phép, nhưng với điều kiện là mọi lạc thú đều bị
loại trừ ! Tôi trả lời rằng nếu trường hợp là thế, thì điều được cho phép tự thân nó
là hoàn toàn bất khả và rằng chính sự cho phép kia là hoàn toàn phi lý, bởi vì điều
nó cho phép thì chắc chắn là không thể thực hiện (2).
Ngoài ra, tại sao Luật của Cựu ước buộc người Do Thái có nghĩa vụ cưới hỏi
nhau và sinh con đẻ cái nơi chính quê hưông họ? Tại sao tông đồ khuyên các cặp
vợ chồng hoàn thành nghĩa vụ hôn nhân đối với nhau? Vâng, tại sao nếu người ta
không thể vâng lời những lời khuyên này mà không phạm tội?
Tại sao nói đến nghĩa vụ khi tội lỗi là không thể tránh? Làm thế nào buộc ai đó
phải làm những hành vi sẽ là một sự xúc phạm, không thể tránh khỏi, đối với
Thiên Chúa?
Đối với tôi, câu trả lời thật hiển nhiên: khoái lạc xác thịt phù hợp với tự nhiên,
vậy đó hoàn toàn chẳng phải là tội lỗi gì, và đó cũng chẳng phải là lỗi khi cảm
thấy khoái lạc vốn gắn liền một cách tất yếu và nội tại với hành vi xác thịt. Các
bạn hãy tưởng tượng một tu sỹ bị xiềng và buộc nằm dài ra giữa những cô gái hấp
dẫn trên một chiếc giường êm ái. Rõ ràng rằng sự cọ xát với những cơ thể nõn nà
kia sẽ kích phát khoái lạc nơi ông ta, nhưng không phải một sự thuận tình với
khoái lạc đó (3). Như thế ai dám bảo là tội lỗi cái khoái lạc đơn giản mà thiên
nhiên khiến chúng ta cảm nhận một cách bất khả cưỡng?
PIERRE ABÉLARD, Đạo đức học…
1. Luận đề bị giáo nghị hội Sens lên án.