hảo, nên luật phải được thích đáng với cái trật tự được quy hướng về hạnh phúc
của mọi người…
Luật không có gì khác hơn mệnh lệnh của lý trí thực hành xuất phát từ người cai
trị một cộng đồng hoàn hảo. Vậy mà, qua việc thế giới được cai quản bởi sự an
bài của Thiên Chúa như đã khẳng định ở Phần Một, chúng ta thấy rõ rằng toàn
thể cộng đồng vũ trụ được cai trị bởi lý trí của Thiên Chúa. Vì vậy, chính khái
niệm về sự điều hành mọi sự trong Thiên Chúa, đấng cai trị vũ trụ, có tính chất
của một luật. Và vì quan niệm của trí khôn về mọi sự không lệ thuộc thời gian,
nhưng là vĩnh cửu, dựa trên sách Cách Ngôn VIII.23, cho nên loại luật này phải
được gọi là luật vĩnh cửu.
Vì luật là quy tắc và thước đo, nó có thể có trong con người theo hai cách: theo
một cách, như là ở người cai trị và đo lường; theo một cách khác, như là trong cái
được cai trị và được đo lường, vì một vật được cai trị và đo lường tùy theo mức
độ nó tham dự vào sự cai trị và đo lường. Do đó, vì mọi vật đều lệ thuộc sự an bài
của Thiên Chúa bằng luật vĩnh cửu, như đã nói trên, nên rõ ràng là mọi vật được
tham dự cách này hay cách khác vào luật vĩnh cửu, tức là vì luật này được ghi
khắc trên chúng, nên làm phát sinh nơi chúng các khuynh hướng liên hệ với các
hành vi và mục đích đúng đắn.
Vậy, trong số các tạo vật, thì tạo vật có lý trí lệ thuộc sự an bài của Thiên Chúa
một cách tuyệt vời, nghĩa là chính nó được chia sẻ sự an bài, bằng cách trở nên
người an bài cho chính mình và cho các tạo vật khác. Vì vậy nó được chia sẻ lý
trí vĩnh cửu, nhờ đó nó có khuynh hướng tự nhiên quy về hành vi và mục đích
riêng của nó; và sự tham dự vào luật vĩnh cửu này nơi tạo vật có lý trí được gọi là
luật tự nhiên … Anh sáng của lý trí tự nhiên - nhờ đó chúng ta phân định điều gì
là tốt và điều gì là xấu, và sự phân định này là chức năng của luật tự nhiên - ánh
sáng đó không là gì khác hơn một sự ghi khắc ánh sáng của Thiên Chúa trên
chúng ta. Do đó rõ ràng luật tự nhiên không là gì khác hơn sự tham dự của tạo vật
có lý trí vào luật vĩnh cửu…
Như đã nói trên , luật là một mệnh lệnh của lý trí thực hành. Vậy mà chúng ta
thấy rằng cùng một tiến trình xảy ra trong lý trí thực hành và lý trí lý thuyết, vì cả
hai đều đi từ các nguyên tắc tới các kết luận, như đã nói trên kia. Do đó, chúng ta