TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 436

Thứ tư, vì, như Augustin nói, luật con người không thể trừng phạt hay ngăn cấm
mọi hành động xấu, bởi vì trong khi nhắm loại trừ hành động xấu, nó cũng sẽ loại
bỏ nhiều điều tốt, và sẽ ngăn cản sự phát triển lợi ích chung, là điều cần thiết cho
đời sống con người. Vì vậy, để không điều xấu nào không bị ngăn cấm và trừng
phạt, cần phải có luật Thiên Chúa can thiệp, nhờ đó cấm đoán mọi tội lỗi…

Như đã nói trên, luật diễn tả một thứ kế hoạch hướng dẫn các hành vi tới một
mục đích. Vậy mà mỗi khi có những tác nhân chuyển động tác động vào nhau,
tác nhân thứ hai luôn luôn phải lấy sức mạnh từ tác nhân thứ nhất, vì tác nhân thứ
hai chỉ chuyển động sau khi nó được tác động bởi tác nhân thứ nhất. Do đó chúng
ta quan sát thấy cùng một sự kiện trong tất cả những người cai trị, đó là kế hoạch
cai trị của người người cai trị cấp dưới phát xuất từ người cai trị chính. Như thế
kế hoạch phải thực hiện trong một nước xuất phát từ lệnh của vua cho các quan
dưới quyền ông; và trong lĩnh vực thủ công, bất cứ điều gì được làm bởi thủ công
đều xuất phát từ người thợ chính tới thợ phụ và người này làm công việc bằng
bàn tay của họ. Vì luật vĩnh cửu là kế hoạch cai trị trong Nhà Cai Trị chính, nên
mọi kế hoạch cai trị của các nhà cai trị cấp dưới đều phải xuất phát từ luật vĩnh
cửu. Nhưng tất cả các kế hoạch của cấp cai trị thấp đều là các luật khác thêm vào
với luật vĩnh cửu. Do đó mọi luật, vì chúng dự phần nào vào lý trí ngay thẳng,
đều xuất phát từ luật vĩnh cửu. Cho nên Augustin nói rằng trong luật trần thế
không có gì là chính đáng và hợp pháp trừ những gì mà con người rút ra từ luật
vĩnh cửu…

Luật tự nhiên bao gồm những điều mà con người tự nhiên hướng tới; và trong số
những điều này, bản tính tự nhiên của con người hướng tới hành động theo lý trí.
Vậy mà hoạt động của lý trí là đi từ cái chung tới cái riêng, như được nêu trong
Vật lý học I [của Aristote]. Tuy nhiên, lý trí lý thuyết có một vị trí khác với lý trí
thực hành trong vấn đề này. Đó là vì lý trí lý thuyết chủ yếu liên quan tới các sự
vật tất yếu, không thể nào là khác được, nên các kết luận của nó, giống như các
nguyên lý phổ quát, chứa đụng chân lý không thể sai lầm. Lý trí thực hành, ngược
lại, liên quan tới các vấn đề tùy thuộc, là lĩnh vực của hoạt động con người; và do
đó, mặc dù có sự tất yếu trong các nguyên lý chung, nhưng càng đi xuống cái đặc
thù, chúng ta càng thường xuyên gặp những khiếm khuyết. Do đó, trong lĩnh vực
lý thuyết, chân lý là giống nhau trong mọi người, cả trong các nguyên lý lẫn các
kết luận; mặc dù chân lý không được mọi người nhận biết trong các kết luận, mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.