TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 438

điều mà cho tới bây giờ họ đã làm vì sợ hãi, và nhờ đó trở nên đức hạnh. Vậy thứ
đào luyện bắt buộc bằng việc sợ hình phạt, được gọi là kỷ luật của luật. Cho nên,
để con người có thể có sự bình an và đức hạnh, cần phải làm ra các luật; vì như
nhà triết học Aristote nói, cũng như con người là con vật cao quý nhất nếu nó
hoàn hảo về đức hạnh, thì nó cũng là con vật hèn hạ nhất nếu nó tách lìa khỏi luật
và công lý. Vì con người có thể dùng lý trí để tạo ra các phương tiện nhằm thoả
mãn các dục vọng và đam mê xấu của nó, là điều mà loài vật không thể làm…

Như Augustin nói, điều gì không công bằng thì hoàn toàn không phải là luật. Do
đó sức mạnh của luật tùy thuộc vào sự công bằng của luật. Vậy trong các vấn đề
của con người, điều gì được coi là đúng và công bằng là tùy vào quy luật của lý
trí. Nhưng quy luật thứ nhất của lý trí là luật tự nhiên, như chúng ta đã thấy rõ
trên kia.Do đó, mọi luật con người cũng có cùng bản chất của luật tự nhiên vì nó
phát xuất từ luật tự nhiên. Nhưng nếu ở điểm nào nó rời xa luật tự nhiên, nó
không còn là một luật, mà là một sự xuyên tạc luật.

Nhưng phải lưu ý rằng một điều gì có thể xuất phát từ luật tự nhiên theo hai cách:
thứ nhất, như là một kết luận từ các nguyên tắc; thứ hai, bằng việc xác định ra
một số khái niệm chung. Cách thứ nhất giống như cách mà trong khoa học, các
kết luận được chứng minh đều rút ra từ các nguyên lý; trong khi cách thứ hai
giống như cách mà trong các nghệ thuật, các hình thức chung được xác định
thành các nét đặc thù. Ví dụ, người thợ thủ công phải xác định từ hình dáng
chung của một căn nhà tới hình thù đặc biệt của căn nhà này hay căn nhà kia. Vì
thế một số điều được rút ra từ các nguyên tắc chung của luật tự nhiên bằng các
kết luận: ví dụ, luật không được giết người có thể được rút ra như là một kết luận
từ nguyên tắc chung là không được làm hại người khác; trong khi một số luật
được rút ra bằng cách xác định thêm chi tiết: ví dụ, luật tự nhiên đòi hỏi kẻ làm
xấu phải bị phạt, nhưng họ bị phạt cách này hay cách kia thì là do sự xác định
thêm về luật tự nhiên.

Do đó, cả hai kiểu phát sinh đều có trong luật con người. Nhưng những điều phát
sinh theo kiểu thứ nhất thì có trong luật con người, không như chỉ là phát sinh mà
thôi, mà còn có sức mạnh từ luật tự nhiên. Còn những điều phát sinh theo kiểu
thứ hai chỉ có sức mạnh từ luật con người mà thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.