TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 485

nghĩa trong câu hậu qủa. Chính trong trường hợp này, và chỉ trong trường hợp
này thôi, mà nó có thể được coi là đúng.

JEAN BURIDAN, Sophismata.

1. "Mọi mệnh đề đều sai"

2. Bởi vì hai mệnh đề mâu thuẫn không thể cùng đúng cũng không thể cùng sai.

3. Điều bình thường là đủ trong lý thuyết duy danh về những điều kiện chân lý
của một mệnh đề.

a. Tiếng Latinh Supponere pro có những nghĩa: chỉ, quy chiếu, muốn nói, được
đặt thay cho…

b. Đối với những người muốn hạn chế, thì mệnh đề a: "Mọi mệnh đề đều sai" bắt
buộc phải có nghĩa là: "Mọi mệnh đề đều sai, trừ mệnh đề a phát biểu điều đó".

c. Ở đây Buridan đối kháng lại nguyên lý về cái vòng lẩn quẩn (le principe du
cercle vicieux), về sau này còn được viện ra bởi Bertrand Russell, khẳng định
rằng: "một mệnh đề nói về tất cả mọi mệnh đề thì không biểu nghĩa và không là
thành phần của toàn bộ những mệnh đề mà nó nói về".

NHỮNG VẤN ĐỀ VẬT LÝ HỌC

Vật lý học: Khái niệm impetus và những nguyên nhân của chuyển động

Nếu động lực học của Buridan có một ảnh hưởng sâu xa trên trường phái duy
danh ở Paris (nhất là đối với Albert de Saxe), nó cũng đã giữ một vai trò trong sự
hình thành những quan niệm cơ học của Galilée. Đặt nền tảng trên khái niệm
impetus, vốn được chứng thực nơi Jean Philoppon và cả nơi các triết gia Ả Rập
(nhất là Avicenne), rồi nơi Thomas d’Aquin, chính là trong Những vấn đề về Vật
lý học của Aristote mà khái niệm này nhận được sự định hình lý thuyết một cách
có hệ thống nhất.

Luận đề của Aristote.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.