đập mạnh vào vật phóng đi và đẩy nó tới phía trước. Cùng hiệu ứng đó lặp lại cho
đến khi vật được chuyển động như thế đạt đến một cự ly nào đó.
Cách giải thích này bị Aristote khước từ… và tôi cũng tin rằng nó không có giá
trị. Để được thuyết phục về điều đó, ta chỉ cần viện đến kinh nghiệm.
Kinh nghiệm thứ nhất: một con vụ hay cái bàn xoay của người thợ rèn. Đó là một
cố thể nó tự xoay quanh chính mình trong thời gian lâu và tuy thế không rời khỏi
chỗ mà nó đang giữ. Như vậy, không khí không cần phải đẩy nó tới để đến thế
một chỗ mà trong lúc chuyển động, nó rời xa. Như vậy lý thuyết này không thể
giải thích chuyển động của con vụ hay cái bàn xoay.
Thứ nhì là, người ta ném một cái lao mà đầu phía sau cũng nhọn như đầu phía
trước. Khí giới này sẽ chuyển dịch, với mũi nhọn đàng sau, cũng nhanh như khi
không nhọn đàng sau. Mặc dầu, không khí lướt theo ngọn lao này không có thể
đẩy mạnh vào đầu sau của cái lao, bởi vì ngay lập tức không khí sẽ bị chẻ ra bởi
tính bén nhọn của nó.
Thứ ba là, một chiếc thuyền mà người ta dùng dây kéo thật mạnh ngược dòng
nước, trên một con sông, sau khi người ta ngưng kéo, con thuyền đó không thể
dừng lại ngay mà vẫn tiếp tục lướt tới một lúc lâu nữa. Tuy nhiên, người lái
thuyền, đứng trên boong, không hề cảm thấy luồng không khí nào đẩy ông ta từ
đàng sau, mà chỉ cảm thấy lực cản của không khí từ phía trước. Bây giờ, ta giả sử
như chiếc thuyền được chất đầy rơm hay gỗ và người lái chiếc thuyền ngồi phía
sau, sát với đống hàng hoá trên kia. Nếu không khí có một sức mạnh đến độ có
thể đẩy chiếc thuyền với một sức mạnh tương đưông, thì anh chàng kia sẽ bị ép
dữ dội giữa đống hàng hoá và không khí và theo chiếc thuyền. Nhưng rõ ràng
kinh nghiệm chứng minh đó không phải là trường hợp…
Ý kiến thứ nhì là ý kiến mà dường như chính Aristote chủ trương.
Theo ý kiến này, kẻ nào ném đi một vật gì thì đồng thời cũng làm xáo động
không khí chung quanh. Không khí đó, bị dời chỗ một cách mãnh liệt, có được
lực đủ mạnh để chính nó làm chuyển động vật được phóng đi. Điều đó không có
nghĩa là cùng không khí đó quá độ từ điểm mà việc ném đi xảy ra cho đến chỗ mà
chuyển động của vật ném đi kết thúc, nhưng chỉ có nghĩa là không khí gắn liền