thế mới ấn vào không khí bị xao động bởi người ném, tư thế mà Nhà bình luận đã
quyết định gọi là tính nhẹ nhàng.
Nếu tính nhẹ nhàng mà người ta nói tới là tính nhẹ nhàng mà không khí có trước
động tác ném và nó sẽ bảo lưu sau đó, thì không khí đang được bàn đến được ban
cho cùng một lực vận động trước và sau động tác ném vật phóng đi. Như vậy, bởi
vì trong thiên nhiên mọi tiềm lực chủ động phải tác động lên thụ nhân ngay khi
nó chạm vào, không khí sẽ phải, trước tác động ném, đã làm chuyển động động
tử (le mobile) cũng như sau đó (3). Nếu, trái lại, tính nhẹ nhàng này là cái gì
khác, nếu đó là một tư thế mới, có khả năng làm chuyển động không khí, được
ghi dấu vào không khí bởi người ném, thì tại sao không nói - và ngay cả phải
chăng là tất yếu để nói - rằng, dường như là, tư thế này cũng được in dấu vào viên
đá hay vật phóng đi, và rằng tư thế này là lực nó làm chuyển động cố thể kia? (4).
Giả thuyết này xem ra có vẻ tốt hơn giả thuyết kia nhiều lắm - giả thuyết cho rằng
không khí làm chuyển động động tử. Thực ra, tự nhiên không khí chẳng phải
dường như là ưa kháng cự lại (sức cản không khí) hơn là hỗ trợ chuyển động?
JEAN BURIDAN, Những vấn đề về Vật lý học
1. Bằng hiện tượng "hồi quy của phản lực" (le retour du contre-coup).
2. Tức triết gia Ả Rập Ibn Rushd.
4. Điều này là phi lý.
5. Sau khi liên tục phản bác lý thuyết về tác động cơ học của không khí và lý
thuyết truyền thông liên tục của một lực vận động đến những phần khác nhau của
không khí, Buridan phát biểu luận đề của riêng ông: tính liên tục của chuyển
động của những vật phóng đi đến từ "lực vận động" (Latinh: impetus/ vis motiva,
Pháp: la force motrice) đựoc ghi dấu bởi động cơ lên chính vật phóng đi (le
projectile). Chính lý thuyết về lực vận động được ghi dấu này (la force motrice
imprimée) giải thích thoả đáng hơn cả hiện tượng gia tốc trong sự rơi của các cố
thể.
ALBERT DE SAXE