(1306 - 1390)
Giảng sư khoa văn triết ở Paris từ 1351 đến 1362, viện trưởng đại học từ 1353,
Albert de Rickmersdorf (biệt danh Albert de Helmstedt và Albert le Petit) là triết
gia Đức quan trọng nhất của hậu bán thế kỷ mười bốn. Là môn sinh ở Paris của
Jean Buridan, ông đã là người tuyên truyền chính cho con đường hiện đại (la via
moderna) vào thuyết duy danh trong những đại học Đông Âu. Viện trưởng đại
học Vienne vào năm 1365, giám mục Halbertstad vào năm 1366, ông qua đời
năm 1390. Cũng như Buridan, Albert quan tâm chính yếu đến lô-gích học và vật
lý học. Nếu ảnh hưởng của Buridan là rõ ràng nơi phần vật lý học của ông, thì
món nợ đối với Guillaume d’Ockham mà ông xưng tụng là "vị tiến sỹ cực kỳ tế
vi" cũng rất đáng kể trong phần lô-gích học: quyển Logique très utile của ông có
thể coi là sự trình bày có hệ thống và tổng đề của mọi đề tài trọng tâm nơi học
thuyết của Ockham.
LÔ-GÍCH HỌC RẤT HỮU ÍCH
(Logique très utile)
Học thuyết duy danh về những phổ quát thể
Albert de Saxe là một thành viên kiên quyết của chủ trương giản quy phù hiệu
học (la réduction sémiologique) đối với vấn đề những phổ quát thể. Khai thác
những hướng dẫn rải rác của Ockham, ông chứng minh rằng phổ quát không phải
là một sự vật bên ngoài tinh thần, một bản thể chung cho nhiều sự vật khác, được
tham thông bởi nhiều sự vật khác hay là thành phần của nhiều sự vật khác hoặc là
thành phần của nhiều sự vật khác mà nó khác biệt với, nếu không phải một cách
thực sự, ít ra cũng là một cách hình thức: đó là một ý hướng của tâm hồn (une
intention de l’âme) nó không khác biệt với hành vi trí tuệ đặc thù qua đó tinh thần
hiểu biết hay lãnh hội nhiều sự vật đặc thù.
Phổ quát thể như là dấu hiệu
Hành vi trí tuệ hóa (l’acte d’intellection) có thể coi như một dấu hiệu tự nhiên
mang ý nghĩa số nhiều (un signe naturel signifiant une pluralité). Chính hành vi
này thay thế cho sự vật trong một mệnh đề tinh thần (une proposition mentale)