TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 494

toà thánh La Mã với toàn bộ cộng đồng Cơ đốc giáo, biện hộ cho tự do và bình
đẳng cho mọi người, khởi thảo một chương trình liên bang cho các quốc gia, tìm
cách nối lại những sợi dây của cuộc đối thoại với người Byzantins (trong quyển
La Concordance catholique). Tiếp theo là thời kỳ của tư biện thần học, được đánh
dấu bởi việc soạn thảo một tác phẩm hoàn toàn mới mẻ, cuốn De Docta
ignorantia (Sự ngu dốt thông thái) trong đó ông trình bày chủ đề "cuộc trùng
phùng của những đối thể" mà ông không ngừng xét lại và hoàn thiện sau đó.

Năm 1449, phản ứng dữ dội của nhà thần học theo khuynh hướng Aristote, Jean
Wenck de Herrenberg với bài văn phúng thích mang tựa đề De ignota Litteratura
(Về sự ngu dốt của văn học) - buộc ông phải phản bác những lời kết tội phiếm
thần và biện hộ cho học thuyết trùng phùng của mình chống lại sự quy tội là "phá
hủy mọi tiến trình khoa học và mọi lập luận thuần lý, chính luật mâu thuẫn và đo
đó toàn bộ học thuyết Aristote". Đó là nguyên do sự ra đời của quyển Apologie
de la Docte Ignorance (Ca ngợi sự ngu dốt thông thái).

Được phong Hồng y vào năm 1450, Nicolas sống đời ẩn tu ở Abruzzes: ở đó ông
biên soạn quyển De Idiota (Người trần tục) là một bộ bốn đối thoại theo văn
phong Platon, bàn về minh trí (đối thoại I và II), về tư tưởng (III), về những kinh
nghiệm nặng ký (IV). Vào năm 1461, ông viết quyển De non aliud (Về
phi_tha_thể) trong đó lên đến cao trào một thứ biện chứng của đồng nhất tính như
là phi_tha_tính (une dialectique de l’identité comme non-altérité) và ông định
nghĩa lại cái công thức bộ ba: "Phi_tha_thể của phi_tha_thể là phi_tha_thể" (Non-
autre du non-autre est le non-autre) . Cùng năm đó ông cũng soạn bộ Examen
crique du Coran (Khảo sát phê phán kinh Coran).

Ông mất vào tháng tám năm 1464, còn để lại một kiệt tác cuối cùng, quyển De
venatione sapientiae (Cuộc truy cầu Minh triết).

SỰ NGU DỐT THÔNG THÁI (La Docte Ignorance)

Cuộc trùng phùng của những đối thể (La Cọncidence des opposés)

Tư tưởng của Nicolas de Cues là điểm đến của những tìm kiếm triết lý của thời
Trung cổ: ở đó một lịch sử kết thúc - lịch sử của trường phái Aristote thời Trung
cổ; một lịch sử khác tiếp tục - lịch sử Tân thuyết Platon; một kịch sử khác bắt đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.