TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 527

Đây là một trong những tác phẩm trọng yếu của bí truyền thư Cơ đốc giáo (để
phân biệt với bí truyền thư Do Thái, mặc dầu những tương hệ khắng khít giữa
chúng với nhau) là một cách kiến giải bí truyền những kinh thư lớn Hê_bơ_rơ
qua đó huyền học Do Thái, được diễn tả, và sẽ được áp dụng vào Cơ đốc giáo.
Tác phẩm quan trọng nhất trong bộ Kinh thư này là quyển Zohar, mà nguồn gốc
hãy còn bí ẩn. Bộ kinh thư này tạo dựng cả một nền thần học và một hệ thống vũ
trụ từ những con chữ của mẫu tự Hê_bơ_rơ, được phú bẩm một quyền năng
thiêng liêng.

Trong đối thoại do Reuchlin tưởng tượng giữa một triết gia theo Pythagore, một
học giả Hồi giáo và một học giả Do Thái giáo, mỗi người trình bày học thuyết
của mình, mà nhất là học giả Do Thái Simon trình bày học thuyết từ bí truyền
thư, với những danh xưng của Thiên Chúa và các thiên thần, mười séphiroth vốn
là những yếu tính lượng số hay những lưu xuất (émanations) của yếu tính Thiên
Chúa vô hạn, giải thích trật tự của thế giới và phẩm trật của các loài thụ tạo. Việc
tu chính tác phẩm này theo đường hướng Cơ đốc giáo xuất hiện ở phần cuối của
cuộc đối thoại, với bức thư gửi giáo hoàng Léon X đã đưa vào thời sự đầy kịch
tính những cuộc tấn công được điều phối để chống lại Reuchlin bởi các tu sỹ
dòng Dominicain ở Cologne và người Do Thái cải đạo Pfefferkorn.

Sự thăng hoa luyện kim đan (La sublimation alchimique)

Đối với nhà luyện kim đan, tất cả là vật chất nhưng tất cả cũng là tinh thần, đồng
thời là sự sống. Từ hạt lúa mì đi lên đến Thượng đế, ngang qua con người, có cả
một chuỗi những thanh lọc hay thăng hoa diễn ra.

Hạt mầm lúa mì gieo vào trong đất không lúc nào chịu nằm yên nghỉ ngơi mà
luôn tìm cách phá tung nội tạng của mảnh đất để thoát ra khỏi những luống đất,
ngước lên nhìn trời cao và hưởng không khí trong lành của trời xanh. Đối với các
thứ kim loại cũng thế. Cái gì độ lượng hơn, được thăng hoa bởi thuật luyện kim
đan (a), đi lên sôi sục trong tinh thần, để cái gì tuyệt diệu hơn luôn luôn xuất hiện
thuần chất hơn. Như thế cái gì ở dưới thấp và người ta gọi là nhợt nhạt và khô cằn
chúng ta cho rằng nó bị tàn phá bởi những điều ti tiện, và cái gì trên cao toả ngời
vẻ trong trắng (b) chúng ta ngưỡng mộ nó như là được trang hoàng bằng vẻ đẹp
hiếm thấy nơi trần gian và chúng ta ca ngợi nó. Còn hơn biết bao, theo ý kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.