Cộng hoà là một chính quyền đúng đắn của nhiều công việc và của cái gì chung
giữa chúng với sức mạnh chủ thể.
… Người xưa gọi là Cộng hoà khi một hội đoàn những con người quần tụ với
nhau để cùng sống tốt đẹp và hạnh phúc; tuy nhiên định nghĩa đó, một đàng hơi
thái quá và đàng khác lại bất cập: bởi còn thiếu ba điểm chính, đó là, gia đình,
chủ quyền và cái gì chung trong một Cộng hoà.
JEAN BODIN, Cộng hoà
Những hình thức khác nhau của chủ quyền
Bodin, bằng định nghĩa về Cộng hoà thông báo công cuộc lý thuyết hoá hiện đại
đối với khái niệm chủ quyền, vẫn giữ nguyên ý nghĩa và giá trị dầu dưới chế dộ
nào - quân chủ, quý tộc hay dân chủ. Mọi nền Cộng hoà, như thế được đặc trưng
bởi chủ quyền tối thượng (superioritas), chủ quyền này, một và bất khả phân, như
Rousseau sẽ lặp lại sau này, được đặc trưng bởi khả năng "làm ra và hủy bỏ luật
lệ".
… Cần phải xét xem, nơi mọi Cộng hoà, ai nắm giữ chủ quyền để phán đoán đó
là chế độ gì, chẳng hạn như: nếu chủ quyền chỉ nằm gọn trong tay một ông
hoàng, chúng ta sẽ gọi đó là chế độ quân chủ; nếu mọi người dân đều dự phần,
chúng ta nói rằng đó là chế độ dân chủ; nếu chỉ có một thiểu số nắm quyền,
chúng ta gọi đó là chế độ quý tộc và chúng ta dùng những từ này để tránh sự lẫn
lộn và mơ hồ đến từ tính đa dạng của những người cầm quyền tốt hay xấu, đã
khiến cho trong nhiều trường hợp người ta phải nghĩ đến việc đặt ra nhiều hơn là
ba loại Cộng hoà…
JEAN BODIN, Cộng hoà.
NHỮNG KẺ PHẾ VUA
(Les Monarchomaques)
Những kẻ phế vua thực ra không phải là các triết gia; đó là những nhà văn phúng
thích. Phần lớn là những tín đồ Thệ phản (Protestants) - nhưng cũng có những kẻ
phế vua trong hàng ngũ Công giáo (Catholiques) - họ bộc lộ qua những bài viết