TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 579

siêu hình học: sau những nguyên lí (chất thể, mô thể, khoảng trống, chuyển động
vv…) đến những nguyên tố, bầu trời, ánh sáng, kim loại, đất đá, thú vật, con
người. Từ quyển XIII, Cardan khảo sát các giác quan, linh hồn, trí tuệ, khoa học
và nghệ thuật, để kết thúc bằng những nhận định về những quỷ ma, thiên thần và
Thiên Chúa. Sự tinh tế, cuối cùng là khả năng biền đổi thiên nhiên bằng cách góp
phần nhân vi vào thiên xảo (ajoutant l’art humain à l’art de la nature).

Thị giác (le sens de la vue)

Trong cuộc tranh luận triết học - khoa học ờ thế kỉ mười sáu, khiến những người
nghiêng về thị giác đối lập với những người nghiêng về thính giác, và cả những
người nghiêng về xúc giác, trong vấn đề nên dành ưu tiên cho giác quan nào
trong năm giác quan chính, Cardan đã chọn, như Léonard de viênci, thị giác. Một
số lí do ông nêu ra, ngày nay đối với chúng ta có vẻ ngây thơ và còn phải bàn cãi
xét trên phương diện khoa học.

Thị giác là cao quí nhất trong mọi giác quan lãnh hội thế giới bên ngoài, bởi vì nó
nhận ra nhiều vật hơn và từ xa hơn, rõ ràng hơn, nhanh chóng hơn, với nhiều sự
khác biệt hơn, thiêng liêng hơn. Ai còn nghi ngờ thị giác không biết được từ xa
trong khi nó nhìn đến cả những vì sao và cả những thiên hà? Rằng thị giác biết
nhiều hơn về những sự vật hơn là những giác quan khác, vì nó không bị tước mất
ánh sáng hay màu sắc, chúng là những đối tượng đầu tiên của con mắt. Hiểu biết
của thị giác cũng là phân biệt nhất bởi không có giác quan nào lãnh hội được
những khác biệt nhỏ nhất nơi các đối tượng, tốt hơn là thị giác. Thị giác là nhanh
chóng nhất bởi nó lãnh hội đối tượng ngay tức thì (1) trong khi lỗ tai phải đợi âm
thanh đi đến, còn khứu giác phải cần đến hô hấp. Thị giác nhận ra một số lớn màu
sắc khác nhau, và hoặc một mình hoặc kết hợp, với xúc giác, nó nhận ra mọi đối
tượng khả giác thông thường (2). Tri thức của nó thì thiêng liêng hơn trí thức của
mọi giác quan khác, vì chỉ có thị giác là không bị tác động bởi hoạt động giác
quan của mình, và duy nhất trong số các giác quan, nó biểu lộ một sự tương tự rất
lớn với trí tuệ (3).

Jérôme CARDAN, Về sự tinh tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.