của ông này vốn là hậu duệ của một dòng họ Do thái - Bồ Đào Nha. Ông trở
thành bác sỹ y khoavà dạy ở Đại học Montpellier mà ông gắn bó sự nghiệp: ông
giảng dạy ở đó trong bốn mươi tám năm, từ 1575 cho đến khi mất.
Sanchez được biết đến nhiều nhất như là một tác giả của một tác phẩm gây nhiều
tiếng vang: Người ta chẳng biết gì, xuất hiện năm 1581 ở Toulouse. Tự đặt mình
vào hàng ngũ những triết gia hoài nghi, trước tiên ông cố gắng phê phán khoa học
của Aristote, chỉ ra sự bất lực và phù phiếm của nó. Đặc biệt ông bác bỏ quan
niệm coi khoa học như là Tri thức về các nguyên nhân. Điều này khiến Sanchez
gần gũi với Vivès. Trong thế kỉ sau, Gassendi sẽ khơi nguồn cảm hứng từ đó.
NGƯỜI TA CHẲNG BIẾT GÌ (Que l’on ne sait rien)
"Không có tri thức về cái không là gì cả"
Triệt để hơn lập trường phương pháp luận của Montaigne, Sanchez diễn tả một
chủ nghĩa hoài nghi hoàn toàn trong nhận thức luận và trong việc tìm kiếm chân
lí: Người ta không thể biết được điều gì (hiểu ngầm: một cách chắc chắn). Người
phát ngôn của ông lí luận với sự chặt chẽ và tinh tế đặc biệt, như ta sẽ thấy điều
đó ngay từ câu đầu tiên, nơi mà mọi mệnh đề khẳng định đều có vấn đề hay vô
tác dụng. Nhưng lí luận không tránh khỏi một chút nguỵ biện nào đấy.
"Tôi không biết ngay cả điều là tôi chẳng biết gì (1). Tuy nhiên tôi đoán chừng
rằng cả tôi lẫn người khác cũng chẳng ai biết được… cái quái gì!"
Nếu tôi lấy mệnh đề này làm lệnh kỳ, thì tất yếu nó sẽ kéo theo một mệnh đề sau
đây: chẳng có Khoa học/ Tri thức về cái gì cả. Khi tôi chứng minh được khẳng
định đầu tiên này, tôi sẽ có quyền kết luận rằng người ta chẳng biết được cái gì
cả. Nhưng nếu tôi không đi được đến chỗ đó, thì ngay cả điều ấy cũng sẽ là tốt
hơn, bởi vì đó chính là điều tôi muốn khẳng định cơ mà! Bạn sẽ vặn lại: "Nếu
như anh biết chứng minh, thì một hậu quả ngược lại với khẳng định của anh sẽ đi
liền theo, bởi vì kể từ đây thì anh cũng biết được điều gì đấy chứ". Nhưng tôi đã
kết luận theo chiều ngược lại với ngay trước khi bạn kịp nêu ra phản bác. Tôi đã
bắt đầu làm rối mọi chuyên lên rồi đấy. Chính điều đó chứng minh rằng người ta
chẳng biết gì cả. Có lẽ bạn chưa hiểu và bạn gọi tôi là kẻ dốt nát hay kẻ ưa chẻ
sợi tóc làm tư. Bạn nói đúng đấy. Nhưng mình còn ở trong sự thật hơn bạn bởi vì