bạn chưa hiểu mình. Như vậy hai ta đều dốt cả. Thế dấy, vô tình bạn đã rút ra kết
luận mà mình vẫn còn đang tìm kiếm. Nếu bạn đã hiểu tính lưỡng nghĩa nơi lập
luận của mình, thì bạn thấy rõ người ta chẳng biết gì. Nếu không hãy suy nghĩ,
thiết lập những phân biệt và tháo gỡ vấn đề cho tôi. Hãy mài sắc trí tuệ… Tôi tiếp
tục nhé. Hãy khởi đầu bằng cách đi từ những định nghĩa chiểu danh (définitions
nominales) (2). Bởi vì đối với tôi mọi định nghĩa và hầu như mọi vấn đề đều có
tính chiểu danh. Tôi xin thưa như thế này: Chúng ta o có thể biết được bản chất
của sự vật, ít ra là trong trường hợp của tôi. Nhưng nếu bạn cho rằng bạn biết
được chính xác bản tính của vạn vật, tôi sẽ không phản đối, dẫu rằng điều đó là
sai: thật vậy tại sao bạn lại có khả năng đó hơn là tôi? Hậu quả là chúng ta chẳng
biết gì. Và nếu chúng ta không có được tri thức nào, thì làm sao chúng ta có thể
viện đến một chứng minh? Chúng ta không có phương tiện nào (để làm việc đó).
Còn bạn, tuy thế, bạn vẫn cho rằng có một định nghĩa nó hiện lộ bản tính của
từng sự vật. Hãy cho tôi một định nghĩa đi nào. Bạn chẳng có cái nào cả. Vậy kết
luận của tôi là có giá trị.
Francisco SANCHEZ, Người ta chẳng biết gì.
1. Socrate từng nói: "Tôi chỉ biết mỗi một điều, là tôi không biết gì cả."
2. Định nghĩa hướng về ý tưởng mà chúng ta có về những sự vật, chứ không về
bản tính của chúng.
BRUNO (1548-1600)
Sinh năm 1548 ở Nola, không xa Naples, từ một gia đình tiểu quí tộc trung lưu,
Filippo Bruno - chỉ trở thành Giordano Bruno khi vào dòng tu Dominicains ở
Naples năm 1565 - được triệu về kinh đô La Mã năm 1571để dạy cho Giáo hoàng
thuật ghi nhớ (mnémotechnie) mà ông là bậc thầy. Thụ phong linh mục năm
1572, tiến sĩ triết học năm 1575, ông hướng vào những con đường khiến bề tr6en
của ông e dè: kiến giải Kinh thánh và các Giáo phụ theo cách riêng, khoan dung
đối với những luận đề của Arius về tương quan giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa
Con. Vào tháng hai năm 1576, để chạy trốn một vụ án chuẩn bị chống lại ông,
ông lánh nạn sang Genève để lại phải chịu một tai ách khác: những người theo
phái Calviên tống ông vào tù. Người ta gặp lại ông ở Paris vào năm 1580, ở đó