Một ý kiến được chấp thuận rất nhiều lần thường được coi là một nguyên lí. Nếu
được xem xét kỹ lưỡng, nó sẽ được thấy dẫn tới một kết luận không tự nhiên và
không thể tin được. Tôi không nói gì về những trí óc kém cỏi và vụ lợi đó vốn
không bao hàm hay ít mong muốn đạt được chân lí, tự hài lòng với những gì
thường xảy ra cho kiến thức: không phải là bạn của sự thông thái thật sự mà là
ham muốn danh vọng và tiếng tăm được ban cho những người có vẻ bề ngoài cho
thấy họ có kiến thức. Tôi cho là người đó được trang bị tồi để chọn những ý kiến
khác nhau và những lời phát biểu mâu thuẫn, người đó thiếu sự đúng đắn và óc
suy xét về những vấn đề này. Anh ta thiếu khả năng so sánh chúng, anh ta sẽ thấy
khó quyết định khi gặp những khác biệt để phân biệt chúng vượt ra ngoài phạm vi
hiểu biết của mình. Thực vậy, anh ta khó hiểu những quan điểm đó khác nhau
như thế nào vì vẫn không thể thấy được bản thể và hữu thể của mỗi vật. Và
những khác biệt trong những quan điểm đó có thể không bao giờ rõ ràng ngoại
trừ những thấu hiểu rõ ràng, các lý do và các nguyên lí mà mỗi quan điểm được
dựa vào. Sau khi ngài đã nhìn bằng trí tưởng tượng, và xem xét bằng tri giác có
kỷ luật các nền tảng, các nguyên lí và các lý do mà các triết lí khác biệt và đối lập
dựa vào: sau khi ngài đã xem xét bản chất, bản thể và những nét đặc biệt của mỗi
triết học, cân nhắc một luận cứ chống lại một triết học khác trên phạm vi của trí
năng: sau khi ngài đã phân biệt những sự khác nhau của chúng và so sánh và
đánh giá đúng giữa chúng: rồi không chậm trễ ngài sẽ ngay lập tức quyết định
đồng ý với sự thật.
Alberto. Aristote, ông hoàng của các triết gia, xác nhận đã lãng phí thì giờ trong
việc chống lại các ý kiến ngu xuẩn là vô ích và xuẩn ngốc.
Elpino. Đúng, nhưng ngài nhìn kỹ lời khuyên này cũng dùng chống lại các ý kiến
của ông thì chúng có ích và xuẩn ngốc không. Như tôi đã cho biết, người phán
đoán hoàn hảo hẳn có thể tránh thói quen tin tưởng. Anh ta phải xem hai quan
điểm chống đối là hợp lí như nhau và phải gạt bỏ tất cả thành kiến được khắc sâu
từ khi sinh: thành kiến bị bắt gặp trong cuộc đàm luận chung cũng như thành
kiếnqua đó chúng ta được tái sinh (như sắp chết đối với đa số mọi người) qua triết
học, trong số các triết gia được đa số những người cùng thời cho là khôn ngoan.
Khi tranh luận giữa những người khác nảy sinh, họ được những người cùng thời
và những người đồng hưông của họ coi họ là khôn ngoan. Tôi sẽ cho rằng nếu
chúng ta đánh giá đúng chúng ta phải nhớ lại lời cảnh báo của Aristote đưa ra.