Trong tác phẩm này cũng có một phác thảo về quốc tế công pháp (droit
international) dựa trên tự nhiên quyền (droit naturel) và vạn quốc công pháp
(droit des gens).
Vạn quốc công pháp, không phải là tự nhiên pháp
Tự nhiên pháp có một tính cách phổ quát và cưỡng chế hơn là vạn quốc công
pháp, bởi vì vạn quốc công pháp còn lệ thuộc vào những tiến hoá và tạp dị về
phương diện lịch sử trong khi mà tự nhiên pháp thuộc về chính bản tính con
người. Tính tất yếu đặc trưng hoá hại loại pháp quyền này không giống nhau.
Vậy mà những quyền này lại hay bị lẫn lộn.
Sự khác biệt đầu tiên và chính yếu giữa vạn quốc công pháp và tự nhiên pháp đó
là mọi nguyên tắc khẳng định mà vạn quốc công pháp chứa đựng thì không rút ra
tính cưỡng chế của chúng về sự hiển nhiên khách quan bằng cách diễn dịch tất
yếu từ những nguyên lí đầu tiên. Bởi vì mọi nguyên lí loại này đều tự nhiên, như
chúng tôi đã chứng tỏ. Vậy là nó phải rút ra tính tất yếu của mình từ nơi khác.
Cũng vậy, những nguyên lí phủ định của vạn quốc công quyền không bảo vệ
những gì là xấu tự thân - lúc đó chúng sẽ thuần tuý là tự nhiên. Do đó, dưới tia
nhìn của lí tính tự nhiên, vạn quốc côn gpháp không chỉ phô bày sự ma mãnh mà
nó còn tạo ra; nó không bảo vệ cái xấu vì đó là cái xấu, mà trong khi bảo vệ cái
gì, nó làm vì cần làm, không phải vì tốt hay xấu. Và đó là những đối nghịch cốt
yếu giữa vạn quốc công pháp và tự nhiên pháp.
Khác biệt thứ hai, và thoát thai từ cái trước: vạn quốc công pháp không thể có sự
cố định như tự nhiên pháp, nếu tính tất yếu là nguồn gốc của tính bất biến. Do
vậy: cái gì là tất yếu một cách bất công không thể bất biến một cách công bằng.
Thứ ba là, từ đó nếu có chỗ nào mà pháp quyền này hay pháp quyền kia có vẻ
như lẫn lộn nhau, chúng vẫn không hề đồng nhất. Cũng như thế đối với tính phổ
quát. Tự nhiên pháp là chung cho mọi dân tộc và chỉ có sự nhầm lẫn mới có thể
ngăn cản nó được quan sát ở nơi nào đó. Trái lại, vạn quốc công pháp không phải
lúc nào cũng chung cho tất cả, nhưng chỉ là theo qui tắc tổng quát và gần như cho
tất cả, như Isidore diễn tả (1). Từ đó có thể xảy ra sự kiện là, một nguyên tắc nào