kỷ mười bốn. Tác phẩm tranh đấu này tương ứng rất đúng với tính khí của tác
giả, kẻ đã tổ chức một âm mưu, vào năm 1599, để giải phóng xứ Calabre khỏi ách
đô hộ của Tây Ban Nha và lập ra một Cộng hoà thần trị. Tiếc thay, mộng lớn
không thành. Âm mưu khởi nghĩa bị thất bại và ông phải lãnh án hai mươi bảy
năm tù .
Trong thời gian thụ hình, ông biên soạn một bộ tổng luận triết học, trong đó đặc
biệt có quyển Đô thị Mặt trời, một tác phẩm nằm trong truyền thống không
tưởng. Được phóng thích năm 1626, Campanella can thiệp xin ân xá cho Galilée
và thế là phải quay về nhà tù. Chạy trốn khỏi nước Ý năm 1629, ông tị nạn tại
Pháp nơi ông sống những năm cuối đời ở Paris, trong tu viện ở đường Thánh
Honoré.
ĐÔ THỊ MẶT TRỜI (La Cité du Soleil)
Được biên soạn năm 1602 bằng tiếng Ý với tựa đề Civitas solis ở xứ Naples lúc
bấy giờ thuộc Tây Ban Nha, câu chuyện ngắn này trình bày dưới hình thức một
đối thoại giữa một hiệp sỹ dòng Cứu tế của thánh Giăng ở Jésusalem và một thủy
thủ xứ Gêne, là một trong những tác phẩm không tưởng chính trị tôn giáo danh
tiếng nhất. Tu sỹ dòng Đa minh Campanella, đổ vỡ quan hệ với dòng tu của mình
và sau khi chịu gần ba mươi năm tù vì những lý do chính trị và tôn giáo khác
nhau, nhìn thấy nơi xứ sở cộng hoà hạnh phúc này, nằm ở một hòn đảo chưa ai
biết nơi vùng biển La Sonde, và trong sự sùng bái Mặt trời, hình ảnh cụ thể của
Đấng tối cao, là lửa chung ban phát nhiệt lượng và sự sống, một kiểu mẫu tổ chức
xã hội, kinh tế và tín ngưỡng: một tổ chức được gợi hứng từ tôn giáo tự nhiên,
dung hoá sự quan phòng thiêng liêng với tính bất tử của linh hồn, nhưng khước từ
mọi thứ giáo điều.
Không nên để tội cho ông Adam rải ra trên loài người
Ngược lại với học thuyết Cơ Đốc giáo về tội tổ tông, Campanella, qua miệng của
chàng thủy thủ Génois muốn giải tội cho trẻ con. Trong một tâm trạng lạc quan tự
nhiên, ta nên viênh danh Sự sáng tạo và Đấng Sáng tạo.
Chàng thủy thủ Génois.- Họ thấy rằng những người theo Cơ Đốc giáo thật hạnh
hpúc bởi họ chỉ cần tin rằng mọi điều xấu đến từ lỗi của ông Adam; nhưng họ