Luận cứ của Anaxagore cho rằng, mọi vật tạo thành không thể được làm bằng cái
nó không có mà chỉ bằng cái nó có, dĩ nhiên là đúng. Ông chỉ sai khi cho rằng, nó
phải được tạo thành theo một cách đặc biệt. Vì lửa được làm bằng gỗ hơn bằng
sắt, sắt không thân mật đối với lửa. Nhưng đá khi bị cọ sát như chúng ta đánh
bóng gỗ, sẽ sinh ra lửa và đá lửa hơn một hòn đá khác vì nhiều lửa hơn được ẩn
chứa trong nó, được chứng minh bằng mùi sulphuric của tro và các tia lửa của nó.
Aristote sai khi cho rằng sự vận động giải thích điều này. Vì vẫn với những hòn
đá khác, thậm chí những cú đập mạnh sẽ không sinh ra lửa. Trong vật chất nơi
nhiệt lượng âm ỉ, nhiệt đảm nhận sức mạnh tự biểu lộ khi vật chất bị va đập, phun
ra thành những mảnh dễ cháy. Tôi lặp lại, người ta không thể ban cho những gì
mà người ta không có. Thánh Augustin khẳng định rằng, các hạt giống của tất cả
mọi vật đều bị che dấu, để có vẻ ông nhất trí với Anaxagore. Tuy nhiên, người ta
phải hiểu điều này cuối cùng đề cập đến cách bố trí cơ bản nhất của mọi vật. Bây
giờ, nếu những vật nhạy cảm được tạo thành, điều cần thiết cho rằng chúng được
làm bằng các nguyên tố dễ thấy. Và tất cả mọi vật do chúng sinh ra, như Telesio
đã viết, Thalès xứ Milet đã chứng minh bằng thực nghiệm đá nam châm của ông.
Hippocrates, trong quyển sách của ông về các nguyên lý con người, công nhận
các giác quan đối với nhiệt và quả thật, mọi năng lực nhận thức. Thánh Clement
người La Mã viện dẫn Thánh Phê-rô khi nói với Simon (thuật sỹ) rằng ở đâu có
trật tự và lý trí ở đó có giác quan, mọi thực vật, đá và động vật được làm bằng trật
tự và lý trí, nên tất cả chúng nó có giác quan. Và tất cả các sinh vật tán dương
Đấng tạo hóa và vâng lời ngài, như được viết trong sự thông thái. David cổ vũ
chúng tán dương ngài, người chúng biết bằng cảm giác tự nhiên, cảm quan này ở
bên trong mọi vật, và chúng thích thú về sự tồn tại và về sự sống, trong khi ghê
tởm sự không tồn tại. Thánh Phao-lồ cho rằng, hạnh phúc là chứng cớ về một
Thiên Chúa sung sướng. Nhưng để hiểu mọi vật thực sự bị kích động như thế nào
(dù bằng trí óc như Anaxagore đã tin, hay bằng tính tất yếu như Avicenna đã tin
hay bằng trí năng tích cực như Alexandre đã tin) trước tiên chúng ta phải hiểu
giác quan là gì và mọi hình thức nhạy cảm như thế nào.
Tommaso CAMPANELLA,
Về bản chất của giác quan và ma thuật.
GALILÉE (1564 - 1642)