Sinh ở Pise ngày 15 tháng hai, 1564, Galilée sẽ trở thành nhà thiên văn học lớn
nhất thời Phục hưng và một trong những nhà thông thái vĩ đại nhất của mọi thời
đại, người đã đảo lộn hoàn toàn cảnh giới khoa học của thời đại mình. Vào năm
1589 ông được giao ghế giảng sư toán học ở đại học Pise. Nhưng năm 1592, ông
rời thành phố này để đến Padoue, nơi người ta cũng trao cho ông cùng nhiệm
chức đó. Ông lưu lại ở đó tám năm. Trong không khí thuận lợi cho những trao đổi
trí thức và khoa học, ông khai triển một số ý tưởng chủ đạo của mình về cơ học
và động năng. Ngoài việc thực hiện công trình của một kỹ sư, ông còn quan niệm
một số hệ thống thế giới mới của riêng mình, phát huy nhữngg khám phá và
những lý thuyết của Copernic. Năm 1609, ông chế tạo một viễn vọng kính mà sau
đó ít lâu ông giới thiệu với các nhà quý tộc thành Venise. Vài tuần sau, ông
hướng ống kính lên bầu trời và khám phá ở nơi đó cả một vũ trụ của những vì sao
chưa từng được mơ tưởng tới. Cả châu Âu rúng động với khám phá mới mẻ này,
mà ông mô tả trong quyển Siderus Nuncius. Danh vọng đến bái chào ông.
Trong ba mươi hai năm, Galilée đứng trên đỉnh cao của viênh quang học thuật,
vừa xuất bản những công trình chính xác về những vấn đề cơ học chuyên ngành,
và những tác phẩm vũ trụ luận, mở ra một tầm nhìn mới về thế giới. Tin tưởng
vào tính thuần lý của thực tại, ông nghĩ rằng thế giới, được tạo ra bởi hữu thể vô
hạn thì ngang tầm với lý tính của Đấng ấy, chứ không phải là với lý tính của con
người. Tuy nhiên, lý tính con người có thể hiểu được thế giới trong những giới
hạn của khả năng mình, nghĩa là trong mức độ có những tương cận giữa lý tính
con người và lý tính thần linh. Qua toán học, lý tính con người có thể đạt đến sự
chắc chắn.
Trong khi đoạn tuyệt triệt để với khoa học của Aristote và vũ trụ luận của
Ptolémée, khoa học của Galilée không cắt đứt với một hữu thể luận và một hữu
thể thần học. Thế mà nhà thông thái của chúng ta vẫn không tránh khỏi một vụ
kiện lịch sử - nổi tiếng nhất trong tất cả mọi vụ kiện - mà Toà án dị giáo La Mã
khởi tố ông vì lý thuyết của Copernic (mà ông bảo chứng) về sự xoay của Trái đất
chung quanh Mặt trời, và nhân một đối thoại của Galilée, trong đó giáo hoàng
Urbain VIII được nhận ra trong anh chàng khờ Simplicio, một môn đệ muộn
màng của Aristote. Quyển sách bị cấm, vụ án bắt đầu vào tháng tư năm 1633 và
kết thúc ngày 22 tháng 6 trong tu viện Đa minh ở Santa Maria sopra Minerva, với