việc thệ tuyệt của Galilée*. Tuy nhiên việc thệ tuyệt này lại bị phủ định bởi chính
câu nói nổi tiếng của ông: "Và tuy thế, nó vẫn quay!"
* Thệ tuyệt (abjurration): Thề từ bỏ một chính kiến, một niềm tin tôn giáo, một
quan điểm học thuật hay đạo đức v.v… Ở đây Galilée bị cưỡng bách phải thệ
tuyệt (nếu không sẽ bị lên giàn hoả thiêu vì tội tà giáo; như triết gia xấu số
Giordano Bruno) nhưng trong lòng ông vẫn tin quan điểm của mình là đúng, nên
sau khi thệ tuyệt, ông lại buột miệng thốt ra: "Và tuy thế, nó vẫn quay cơ mà!"
(Chú thích của người dịch).
NGƯỜI ĐỊNH TUỔI VÀNG (L’Essayeur)
Người định tuổi vàng (tiếng Ý Saggiatore) là một trong những đối thoại danh
tiếng nhất của Galilée (cùng với Diễn từ về sao chổi, Đối thoại về những hệ thống
lớn và Đối thoại về các khoa học mới). Một người định tuổi vàng là một người
thành thạo trong việc thử các loại quý kim (như vàng, bạch kim…) để xác định
thật, giả và độ tinh ròng của chúng và kiểm định các loại tiền tệ; người đó phải sử
dụng những cái cân rất chính xác. Đó là lý do tại sao Galilée dùng tựa đề này để
trả lời, không phải là không có chút châm biếm, quyển Libra astronomica (Sách
thiên văn) của linh mục Grassi (ở đây được thác danh thành Lotario Sarsi), trong
đó ông ta bênh vực nền thiên văn học cổ đại trước Copernic, không thèm ngó
ngàng tới những "câu chuyện nhảm" của Tycho Brahé, bất cần biết đến những
khám phá của Kepler. Galilée rất tức giận, buồn phiền và nghiêm khắc đối với
những ai đồng hoá triết học với sự chấp nhận đơn và thuần những mệnh đề của
Aristote, chúng dẫn dắt họ đến chỗ phủ nhận kinh nghiệm giác quan. Quyển
người định tuổi vàng được xuất bản lần đầu năm 1623 ở Rome.
Chân lý của lý trí và chân lý của kinh nghiệm
Trong cuộc luận chiến chống lại Sarsi - người theo Aristote và phản bác Copernic
- Galilée chống lại nguyên lý thế giá (principe d’autorité) và những bằng cớ phái
sinh từ sự làm chứng (của những người được coi là có uy tín), bằng những chân
lý của kinh nghiệm và những chân lý mà lý trí chứng minh có khả năng bảo lãnh.
Đoạn văn dưới đây mang tầm khái quát rất cao và không chỉ ứng dụng vào những
dữ kiện thiên văn học. Đó là một suy nghĩ tổng quát về sự vận dụng bằng chứng.