nó chứng tỏ họ không thích thú gì với đời sống chung trong xã hội, cho bằng họ
muốn tìm hư danh. Nhưng trong những cuộc gặp gỡ này, phần lớn chúng ta làm
tổn thương những người vắng mặt; tất cả đời sống, những lời nói, hành động của
những người vắng mặt bị xoi mói, phán xét, kết án…
Nguyên nhân của sự sợ hãi lẫn nhau một phần là ở sự bình đẳng tự nhiên của con
người, một phần ở ý muốn làm hại lẫn nhau: do đó dẫn tới việc chúng ta không
thể trông chờ ở người khác hay hứa hẹn cho chính mình một sự an toàn nào cả.
Vì nếu chúng ta chỉ nhìn vào những người đã trưởng thành, và xem thân xác họ
mỏng manh thế nào (khi chết, mọi sức lực, sinh khí và sự khôn ngoan cũng biến
mất theo thân xác), và việc một người yếu nhất có thể giết người mạnh khoẻ nhất
một cách dễ dàng đến thế nào, thì không có lý do gì để một người cậy vào sức
mạnh của chính mình mà có thể nghĩ rằng mình được sinh ra cao hơn những
người khác: họ là những người bình đẳng, có thể làm những chuyện ngang nhau
để chống lại nhau; nhưng những ai có thể làm những chuyện to tát nhất (nghĩa là
giết người) cũng có thể làm những chuyện ngang nhau. Vì vậy mọi người tự bản
chất là bình đẳng với nhau; sự bất bình đẳng mà chúng ta thấy ngày nay phái sinh
từ luật dân sự.
Mọi người trong tình trạng tự nhiên đều có sự ước ao và ý muốn làm hại người
khác, nhưng không xuất phát từ cùng một nguyên nhân, và cũng không đáng bị
kết án như nhau. Bởi vì, theo sự bình đẳng tự nhiên giữa chúng ta, một người cho
phép người khác những gì họ cho phép bản thân họ (đây cũng là lý luận của một
người ôn hoà, và là điều đánh giá đúng sức mạnh của họ). Một người khác, tưởng
mình cao hơn những người khác, sẽ cho phép mình làm những gì mình thích, và
đòi hỏi sự kính trọng và danh dự như họ đáng được hơn những người khác (đây
là một lý luận của một tâm hồn kiêu ngạo). Ý muốn làm hại của người này phát
xuất từ việc họ tìm kiếm hư danh, và họ đánh giá sai về sức mạnh của bản thân
họ; người khác, do nhu cầu bảo vệ mình, tự do, và của cải của mình, nên chống
lại vũ lực của người này.
Nhưng lý do thường xuyên nhất tại sao người ta ước muốn làm hại lẫn nhau, đó
là vì nhiều người cùng một lúc có lòng ham muốn cùng một điều; mà điều này rất
thường khi họ không thể cùng hưởng chung, hay chia nhau; do đó kẻ mạnh phải