với chính bản thân nó cũng chưa phải là thước đo cho phép nó truy cập trực tiếp
tri thức về tự thân. Chân lý đầu tiên, trong Descartes, không phải là tôi là người,
câu trả lời lúc đầu bị khước từ đối với vấn đề tìm hiểu xem tôi là cái gì - mà là tôi
là một chủ thể suy tư, mà tất cả bản tính chỉ là suy tư; con ng của Pascal không
thể biết về tự thân mà không có những thái cực tất cả hay không là gì cả (les
extrêmes du tout et du rien) mà nó đang ở giữa…
Sự yếu đuối của con người là ở nơi những đam mê của nó, càng trầm trọng hơn
do những đấu tranh xung đột giữa chúng, những giằng xé khiến tâm hồn rơi vào
tình trạng thảm hại nhất; và những hạt giống chân lý nơi tâm hồn và cả ý chí vô
bờ bến cũng đều không phải là những tài năng thiên phú đưa con người đến chân
thiện mỹ mà cần có quyết chí để hướng dẫn lý trí và dám ước muốn. Con người,
như Spinoza nói, khi sinh ra chẳng biết gì cả và mù quáng đối với mọi luật lệ của
lý trí, vậy nên lúc đầu là kẻ thù của nhau và không thể hợp thành xã hội. Những
tu sỹ dòng Jansénistes nhận định rằng lòng dâm dục mạnh đến nỗi nếu Thượng đế
không ra tay cứu vớt thì sức lực yếu đuối của con người không cách chi thắng nổi
cái ham muốn ghê gớm kia.
Không phải vì người ta không tin vào tiến bộ; Pascal là người đầu tiên đem đối
lập tính bất biến của bản năng thú vật với tiến bộ liên tục mà từng cá nhân cũng
như toàn thể loài người tạo ra trong các ngành khoa học; Descartes tin cậy nền y
khoa mới mà chính ông đặt ra những nền tảng trong môn cơ học thân thể và trong
sự hợp nhất giữa linh hồn với thân xác, để làm cho con người ngày càng khôn
ngoan, khéo léo hơn. Nhưng những tiến bộ của sự khôn ngoan, cũng như của sự
khéo léo, không làm cho - và sẽ không bao giờ làm cho, con người trở thành
ngang tài ngang sức với Thượng đế. Sự toàn tri và toàn năng của Đấng tối cao
đưa nhà bác học và người thợ giỏi trở lại đúng đẳng cấp thực sự của họ: họ chỉ có
thể là hầu như chứ không thực sự là người chủ và người sở hữu thiên nhiên. Quả
thực thế kỷ XVII đúng là người khởi xướng của tính hiện đại, có lẽ nhất là vì
những nguyên lý và quan niệm về khoa học và kỹ thuật hiện đại bắt đầu từ thời
điểm đó. Nhưng người ta không tiếp thu được bài học của thế kỷ này khi người ta
không nhượng bộ ảo tưởng về một quyền năng vô hạn mà con người sẽ chinh
phục trên thiên nhiên, ảo tưởng rằng mình sẽ thấu đạt mọi huyền cơ của tạo vật
và thế chỗ cho… lời răn của Chúa! Hay ngược lại, rơi vào nỗi sợ hãi tiến bộ kỹ
thuật, nghĩ rằng phải chặn đứng nó lại để xoay hướng cơn thịnh nộ của các vị