TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 657

thần, không giáng xuống đầu chúng ta. Descartes biết rằng những máy móc do
chúng ta làm ra đâu có biết suy nghĩ và sẽ không bao giờ suy nghĩ, rằng sự hoàn
hảo trong vận hành của chúng chứng minh, không phải rằng chúng cũng có tinh
thần ngang bằng hay hơn cả chúng ta, mà thật ra chúng chẳng có tí nào. Và
Leibniz, người được coi là đã từng thử phác thảo cách mà Thượng đế đã xoay xở
thế nào để tạo ra thế giới vẫn để cách biệt đến vô hạn nghệ thuật của con người
với nghệ thuật của thần linh.

Trí tuệ phá vỡ những thần tượng

Người ta thường ngưỡng mộ những gì có vẻ như cao cả, thâm sâu vượt quá tầm
hiểu biết của họ trong khi họ coi chẳng ra gì những điều đơn giản mà họ hiểu rõ
hoàn toàn. Descartes qua đó muốn nói rằng không có gì cao cả hay thâm sâu khi
ánh sáng của trí tuệ đã xua đuổi bao bóng tối; từ đó một chủ đề được khởi xướng
và đuợc lặp lại dưới nhiều hình thức song vẫn giữ nét chung, bởi các triết gia của
thế kỷ, đó là chủ đề "trí tuệ phá vỡ những thần tượng" (le thème de l’entendement
briseur des idoles). Không có gì đầy uy thế mà không nhờ vào sự dốt nát, u tối và
uy thế đó sẽ mất đi đối với những ai muốn sử dụng đúng mức trí tuệ của mình.
Chân lý sẽ không phải là chân lý nếu nó dựa vào uy quyền, thế giá để áp đặt
những điều mà người ta có thể và phải xem xét kỹ lưỡng. Chân lý chỉ là chân lý
khi đã được xem xét đủ mọi mặt và được trí tuệ nhìn nhận đúng là như thế. Và
chỉ nên yêu cái gì thực sự đáng yêu, chứ không phải những thứ được tô son điểm
phấn, vì một mục đích nào đó. Đừng làm kẻ tôn sùng thần tượng, những sự vĩ đại
giả tạo, những vị thần bịp bợm, những ảo tượng của thế giới vô thường. Đó mới
là tư duy đích thực. Vật chất, theo Descartes, không có tư tưởng, không khuynh
hướng, không đặc tính tàng ẩn; nó phô bày ra đấy, chẳng có chiều sâu nào gây
ngạc nhiên; thân xác chỉ là hình thể và chuyển động. Pascal cho rằng chỉ nên yêu
quý những đại lượng đáng quý là những đại lượng tự nhiên và đừng để sập bẫy đi
yêu quý những thứ gọi là vĩ đại được chế tạo một cách độc đoán bởi con người.
Tố cáo mê tín, theo Spinoza là trả trí tuệ về với chính nó, thanh lọc nó khỏi những
điên đảo mộng tưởng do đam mê, tưởng tượng, thành kiến đổ dồn vào. Nhưng
không ai hơn Descartes - bởi vì ông đặt tư duy đích thực trong phán đoán tự do -
hoàn tất câu chuyện bằng cách không bao giờ bằng lòng với bất kỳ ảo ảnh nào, cả
ảo ảnh về thế giới, mà người ta thường tìm cách thích ứng với những thăng trầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.