TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 658

hưng phế của nó, và thật thuận lợi khi cảm thấy mình thuộc về thế giới ấy như
một trong những thành viên của nó.

Tư tưởng chính trị

Vào thế kỉ XVII, những ông vua chuyên chế ngự trị trên thần dân với uy quyền,
theo lí thuyết, đặt nền tảng trên nguyên tắc do thánh Phao-lồ phát biểu, rằng mọi
quyền lực đến từ Thiên chúa. Ông vua "thụ mệnh ư thiên" chỉ chịu trách nhiệm
trước trời, chứ không phải với thần dân. Nếu như thần dân có bị áp chế, thì theo
Bossuet, họ có thể… cầu nguyện để xin Trời Đất khiến ngài hồi tâm, chứ tuyệt
đối không được làm loạn thần tặc tử, nhất là nếu phạm tôi thí quân thì chắc chắn
sẽ… mất linh hồn! Đây đúng là một điều khoản quan trọng trong "liên minh thần
thánh" giữa thần quyền và thế quyền để đồng trị thiên hạ.

Song trên thực tế, tư tưởng chính trị của thề kỉ không hề bị hạn chế trong kiểu
kiến giải tư tưởng thánh Phao-lồ theo hướng của Pháp quốc giáo hội, cũng không
theo hẳn lý thuyết quân quyền là thiêng liêng, do Trời ban nên có tính tuyệt đối,
không thể phế truất. Thánh Phao-lồ nói rằng "không có quyền lực nào không đến
từ Thiên chúa", nhưng ngài không xác định Thiên chúa trao quyền cho ai. Nên
không tất yếu phải là cho một triều đại, mà có thể là cho dân chúng. Và cùng với
Hobbes, xuất hiện ý tưởng về nền tảng của quyền chủ tể, một ý tưởng hoàn toàn
cắt đứt với lí thuyết quân quyền thiêng liêng, dầu rằng nó không hề triệt tiêu, trái
lại là khác, quyền tuyết đối của quân vuông: ông vua làm vua không phải bởi "thụ
mệnh ư thiên" (par délégation de Dieu) mà ông được làm vua do sự đồng thuận
của những kẻ bị trị, cho dù khế ước này được thông qua dưới áp lực của sự cần
thiết khẩn cấp phải mau mau ra khỏi tình trạng không thể sống được của tự nhiên.
Lí thuyết về khế ước xã hội (la théorie du contrat social) sau này được lấy lại bởi
Spinoza, Grotius, Pufendorf, Locke và ở thế kỉ tiếp theo, được thâm cứu và cách
tân, sẽ trở thành trung tâm của triết lí chính trị. Với lí thuyết này xuất hiện ý
tưởng, có tầm rộng lớn, rằng quyền lực chính trị có những bổn phận đối với
những người mà nó cai trị, thay vì chỉ chịu trách nhiệm trước… trời đất chung
chung.

Việc phế chỉ sắc lệnh thành Nantes năm 1685 tìm sự biện minh lí thuyết trong
nguyên tắc theo đó sự thống nhất của quốc gia và việc buộc các thần dân phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.