tuân phục, chỉ đựoc hoàn tất với điều kiện là các thần dân phải cùng một tín
ngưỡng như quân vuông. Việc đặt nguyên tắc này thành vấn đề đã không chờ đợi
sự áp dụng phũ phàng; cốt yếu nó mang hai hình thức, không phải lúc nào cũng
dị biệt ở chỗ là cả hai đều nhắm hướng đến hoà bình tôn giáo, và qua đó hoà bình
xã hội; một là ý tưởng về một tôn giáo dân sự ấn định cho tất cả mọi người, dầu
cho tín ngưỡng của người cai trị và người bị trị có khác nhau; mặt khác, là ý
tưởng về lòng khoan dung, cấm quân vuông buộc bất kì ai phải làm việc gì trái
với lương tâm của họ; ngay ở điểm đó, thế kỉ XVII vẫn là thầy dạy của thế kỉ sau.
Ánh sáng tự nhiên
Không nên tìm kiếm con người trong những cá nhân như họ đang là, cũng không
phải trong sự giao động của những ý kiến, tính đa dạng của các tập tục, sự phân
chia những tông phái, sức mạnh ngẫu phát của những dục vọng hay sự mù quáng
của những đam mê; ý tưởng về con người phát sinh từ sự tổng quát hoá của một
thăm dò thực nghiệm về những con người bởi những con người là một ý tưởng
mập mờ, đa đoan tuỳ theo tính đa phức của những cuộc thẩm tra.
Con người không phải là một sinh vật có lí trí do bởi là như thế một cách tổng
quát, theo sự khảo sát những trường hợp hay sự phân loại những sinh vật; lí trí ở
nơi mọi người là sự hiện diện của phổ quát thể, dầu có bị che mờ và cản trở thời
ấu thơ, hay bởi sự sa đoạ, hay những tin tưởng đến từ giác quan, từ tưởng tượng,
hay từ tập tục, quán tính phát sinh trong những nhóm người, những khái niệm
chung là thuộc về lí trí, chứ không phải từ những cộng đồng người. Lí trí đúng là
một công cụ ở chỗ là, so sánh với sự tiên liệu thực nghiệm hay tài khéo chuyên
biệt của bản năng động vật, nó là phương tiện, theo Leibniz, của sự tiên liệu chắc
chắn, kể cả những trường hợp ngoại lệ, hay, theo Descartes, là "công cụ phổ quát
có thể phục vụ mọi ngẫu nhĩ tương phùng" (un instrument universel qui peut
servir en toutes sortes de rencontres); nhưng tính phổ quát của công cụ hữu cơ
hay chế tác, và việc truy cập chân lí đặt nền tảng trên lí trí đặt nó bên cạnh tinh
thần.
Thế kỉ XVII đúng là thế kỉ của lí trí, vì đã tạo ra ý tưởng con người bằng ý tưởng
về lí trí. Nó cũng là như thế vì đã nghĩ về tri hành trong yếu tố của thị kiến và ánh
sáng. Không phải vì ánh sáng tự nhiên thì tất yếu lẫn lộn với lí trí nếu , giống như