TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 683

đất, nên vị trí của các tầng trời và các tinh tú, nhất là mặt trăng, đã tạo nên thủy
triều lên xuống giống từng li từng tí với thuỷ triều nơi các biển chúng ta; ngoài ra
còn có một luồng nước và khí từ đông sang tây hệt như ta thấy ở các vùng nhiệt
đới; các trái núi, các biển, các suối và sông ngòi có thể tự nhiên hình thành nơi
đó, và những kim khí đến trong các mỏ, và cây cối mọc lên nơi các cánh đồng, và
nói chung các vật mà người ta gọi là hỗn hợp hay hợp thể đã sinh ra trong đó thế
nào. Trong số các vật khác, sau các tinh tú, tôi không thấy gì có trong vũ trụ sinh
ra ánh sáng như lửa, nên tôi chăm lo giải nghĩa rất rõ ràng tất cả những gì thuộc
về bản tính nó, nó được cấu tạo làm sao, nó được duy trì thế nào, làm sao chỉ ít
khi có lửa mà không có sức nóng và ánh sáng, và đôi khi có ánh sáng mà không
có sức nóng; làm sao nó đưa các màu sắc vào các vật thể, và các phẩm tính khác;
làm sao nó làm chảy một số vật thể và làm cứng một số vật thể khác; làm sao nó
có thể tiêu hủy gần như tất cả các vật và biến chúng thành tro và thành khói; sau
hết làm sao từ các tro này, nó dùng nguyên sức mạnh của hành động mình để làm
nên thủy tinh: vì sự biến đổi từ tro sang thủ tinh được tôi coi là lạ lùng ngang
hàng với bất cứ sự biến đổi nào khác trong thiên nhiên, nên tôi đặc biệt thích thú
mô tả sự biến đổi này.

Tuy nhiên tôi không muốn từ những điều này đi tới kết luận rằng vũ trụ này đã
được sáng tạo theo cách tôi đề ra đó, vì xem ra có lý hơn để tin rằng, ngay từ khởi
thủy, nó đã được Thượng đế làm nó trở thành như vậy. Nhưng chắc là, và đó là ý
kiến thường được các nhà thần học chấp nhận, hành động của Ngài để bảo tồn nó
thì cũng hệt như hành động Ngài sáng tạo nó: thành thử mặc dầu lúc khởi thủy
Ngài không ban cho nó mô hình nào hết ngoài mô hình một hỗn mang, miễn là
sau khi thiết lập các định luật của thiên nhiên, Ngài giúp cho thiên nhiên hoạt
động theo thói quen của nó, thì người ta có thể tin rằng nhờ đó các sự vật thuần
túy vật chất có thể, cùng với thời gian, hình thành như ta thấy chúng hiện nay, mà
không làm hại đến phép lạ của công việc sáng tạo; và bản tính của vạn vật sẽ dễ
hiểu hơn khi ta nhìn chúng phát sinh dần dần theo cách đó, hơn là khi ta coi
chúng như hoàn thành ngay từ đầu.

DESCARTES,

Phương pháp luận, V, Bản dịch của Trần thái Đỉnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.